Phân bổ kế hoạch vốn có nhiều tiến bộ nhưng 37 tỉnh, thành phố vẫn chưa thực hiện giải ngân
Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Trương Hùng Long - Cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) cho biết, mặc dù phải tập trung thực hiện nhiệm vụ chính trị là bầu cử Quốc hội khóa XIII và là năm đầu tiên của Kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025, nhưng với nhiều nỗ lực của Bộ Tài chính, việc phân bổ chi tiết kế hoạch vốn 2021 của các địa phương đã có tiến bộ đáng kể so với 3 tháng đầu năm. Tổng kế hoạch vốn đầu tư công nguồn ODA, vay ưu đãi nước ngoài được giao đầu năm 2021 của các địa phương là 63.709 tỉ đồng, trong đó vốn bổ sung có mục tiêu của NSTW là 34.913 tỉ đồng và vốn cho các địa phương vay lại là 28.796 tỉ đồng.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà phát biểu tại Hội nghị
Tính đến ngày 31/5/2021, kế hoạch vốn năm 2021 nhập TABMIS là bằng 75,54% kế hoạch vốn được giao đầu năm, trong đó vốn bổ sung có mục tiêu của NSTW nhập TABMIS bằng 86% kế hoạch vốn được giao đầu năm và vốn cho các địa phương vay lại bằng 63% kế hoạch vốn được giao đầu năm.
Tuy nhiên, ông Long cho biết, việc giải ngân của các địa phương vẫn rất khó khăn. Theo đó, 5 tháng đầu năm 2021 tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công bằng vốn nước ngoài thuộc khối địa phương mới bằng 1,73% dự toán, trong đó vốn bổ sung có mục tiêu của NSTW giải ngân bằng 1,77% kế hoạch vốn được giao đầu năm và vốn cho các địa phương vay lại giải ngân bằng 1,68% kế hoạch vốn được giao đầu năm. Đáng chú ý, trong 63 tỉnh, thành phố thì có đến 37 tỉnh, thành phố chưa giải ngân vốn.
Toàn cảnh Hội nghị
Về tỉ lệ giải ngân, nếu tính riêng kế hoạch vốn được giao năm 2021 thì tỉ lệ giải ngân nêu trên là rất thấp, thấp hơn hẳn tỉ lệ giải ngân 05 tháng đầu năm 2020 (vốn NSTW bổ sung có mục tiêu cho NSĐP là 7,19%). Nếu tính đến số vốn được giải ngân theo kế hoạch vốn 2020 được kéo dài, chuyển nguồn trong 05 tháng đầu năm 2021 thì tỉ lệ giải ngân này cũng vẫn thấp so với cùng kỳ năm 2020.
Phối hợp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của địa phương
Báo cáo tại Hội nghị, nhiều lãnh đạo tỉnh, thành phố đã có ý kiến về những khó khăn, hạn chế làm ảnh hưởng tới kết quả giải ngân, đồng thời đưa ra các kiến nghị, đề xuất và các giải pháp nhằm thực hiện đạt kết quả cao trong việc giải ngân các chương trình, dự án ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài.
Đại diện UBND TP Hà Nội, Hà Giang, Thái Nguyên và nhiều tỉnh, thành phố cho biết, tác động của đại dịch Covid-19 đối với các dự án sử dụng vốn nước ngoài đã làm chậm tiến độ giải ngân của các địa phương bởi nhiều hoạt động sử dụng vốn vay ODA và vay ưu đãi đều gắn với yếu tố nước ngoài từ khâu nhập máy móc, thiết bị cho đến huy động chuyên gia, nhân công, nhà thầu, tư vấn giám sát…
Phó chủ tịch UBND TP.Hà Nội Hà Minh Hải phát biểu tại điểm cầu KBNN Hà Nội
Bên cạnh nguyên nhân do Covid-19, đại diện các tỉnh, thành phố cũng cũng cho biết địa phương vẫn còn gặp các vướng mắc về công tác giải phóng mặt bằng; chậm phê duyệt chủ tương đầu tư; các khó khăn trong việc xử lý quy định nhà tài trợ do những khác biệt với quy định của Chính phủ; thủ tục điều chỉnh dự án ODA thường kéo dài tới hàng năm nên ảnh hưởng không nhỏ tới tiến độ giải ngân; ban quản lý dự án còn yếu kém, chưa nhiều kinh nghiệm…
Trên cơ sở ý kiến phát biểu của các các tỉnh, thành phố, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà cùng lãnh đạo Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại và đại diện các bộ, ngành Trung ương đã có ý kiến giải đáp đối với từng vấn đề cụ thể của các địa phương.
Ghi nhận những nguyên nhân khách quan đến từ khó khăn của dịch Covid-19 ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án song Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà cho rằng, nguyên nhân chủ quan hết sức quan trọng. “Điều chúng tôi trăn trở nhất là nhiều dự án không có khối lượng thực hiện để thực hiện thanh toán do chưa hoàn thành thủ tục đầu tư, giải phóng mặt bằng di dân tái định cư, tiến trình triển khai chậm; chậm xử lý đơn rút vốn; điều chỉnh dự án... tựu chung lại là trình tự thủ tục kéo dài, làm cho dự án triển khai chậm” - Thứ trưởng Trần Xuân Hà nói.
Do vậy, Thứ trưởng đề nghị, các cơ quan chức năng, các tỉnh, thành phố, các sở ngành liên quan cần chỉ đạo quyết liệt để Ban quản lý dự án đẩy nhanh tiến độ, đồng thời, các ngành liên quan cần tích cực phối hợp để tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy tiến độ giải ngân vốn từ nay đến cuối năm. Trong thời gian tới, cần ưu tiên cho những dự án có khả năng giải ngân và hoàn thành trong năm 2021 để đẩy nhanh tiến độ, có khối lượng hoàn thành. Các địa phương cần chủ động điều chỉnh phẩn bổ cho các dự án, trong phạm vi của địa phương. Nếu có nhu cầu điều chỉnh tăng hoặc giảm vốn ODA trong năm thì các địa phương cần đánh giá kỹ và sớm báo cáo, đề xuất với Bộ KH&ĐT tổng hợp báo cáo Thủ tướng chính phủ để điều chỉnh cho phù hợp trong 6 tháng cuối năm 2021.
T.N/https://www.mof.gov.vn/
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã