Học tập đạo đức HCM

Bắc Ninh: Giữa dịch Covid-19, nông nghiệp bật tăng 8,1% cao nhất trong nhiều năm, sản xuất công nghiệp đang hồi phục mạnh

Thứ năm - 17/06/2021 03:58
Theo UBND tỉnh Bắc Ninh, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản toàn tỉnh 6 tháng đầu năm ước 4.796 tỷ đồng, đạt 58,2% kế hoạch năm, tăng 8,1% so cùng kỳ. Đây là mức tăng cao nhất trong nhiều năm trở lại đây.

Mặc dù đại dịch Covid-19 bùng phát và đang diễn biến vô cùng phức tạp song kinh tế Bắc Ninh vẫn tăng trưởng tốt. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) 6 tháng đầu năm 2021 ước trên 61.100 tỷ đồng, tăng 7,45% so với cùng kỳ.

Bắc Ninh: Nông nghiệp bật tăng cao nhất trong nhiều năm, giá trị sản xuất tăng tới 8,1% - Ảnh 1.

Chị Nguyễn Thị Trâm, Giám đốc Công ty Hải Phong đầu tư mô hình sản xuất cà chua trong nhà màng công nghệ cao, cho hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Khương Lực.

Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản ước 2.183 tỷ đồng, tăng 7,59%; công nghiệp - xây dựng 45.927 tỷ đồng, tăng 8,86%; dịch vụ 10.541 tỷ đồng, tăng 2,61%; thuế sản phẩm từ trợ cấp sản phẩm 2.464 tỷ đồng, tăng 3,29%.

Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng cao nhất trong nhiều năm

Theo UBND tỉnh Bắc Ninh, sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn tiếp được quan tâm chỉ đạo, thúc đẩy sản xuất. Sinh vật gây hại trên cây trồng, dịch bệnh trên đàn vật nuôi và các đối tượng thủy sản thả nuôi được theo dõi sát sao và thực hiện nghiêm túc các biện pháp kiểm soát, ngăn chặn không để bùng phát.

Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh vẫn còn gặp khó khăn như diện tích canh tác còn nhỏ, lẻ, mô hình sản xuất tập trung quy mô lớn còn hạn chế, dịch tả lợn châu Phi trên đàn lợn, bệnh viêm da nổi cục trên đàn bò còn xuất hiện rải rác và có diễn biến phức tạp.

Giá giống, vật tư, thuốc bảo vệ thực vật giữ ở mức cao. Một số mặt hàng nông sản chậm tiêu thụ do thực hiện giãn cách xã hội để phòng chống dịch bệnh Covid-19 đã phần nào ảnh hưởng đến kết quả sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. 

Trong 6 tháng đầu năm 2021, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản ước 4.796 tỷ đồng, đạt 58,2% kế hoạch năm, tăng 8,1% so cùng kỳ. Đây là mức tăng cao nhất trong nhiều năm trở lại đây. 

Điều này cho thấy hiệu quả của công tác tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, nâng dần tỷ trọng chăn nuôi và triển khai các mô hình chăn nuôi tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa, theo chuỗi liên kết từ sản xuất con giống, chăn nuôi, giết mổ và cung ứng sản phẩm an toàn, vệ sinh.

Trong 6 tháng đầu năm 2021, diện tích lúa gieo thẳng được mở rộng, tăng 596,7 ha, năng suất lúa vụ đông xuân ước đạt 66,2 tạ/ha, tăng 1,3 tạ so với cùng kỳ. Công tác tái đàn, phát triển đàn lợn sau dịch được chú trọng. Diện tích nuôi trồng thủy sản được duy trì với 5.150 ha.

Phong trào trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh tiếp tục được quan tâm; toàn tỉnh trồng được 86.400 cây phân tán tạo cảnh quan môi trường các loại (bằng 66,46% kế hoạch năm). Công tác bảo vệ rừng được giao khoán tới các hộ dân trên địa bàn có rừng đảm bảo đạt 100% kế hoạch năm.

Tỉnh Bắc Ninh quan tâm phát triển ngành nghề nông thôn, tích cực triển khai "Chương trình mỗi xã, phường, thị trấn một sản phẩm". Đến nay, tỉnh đã tổ chức khảo sát, lựa chọn được 81 sản phẩm của 36 chủ thể tham gia Chương trình OCOP Bắc Ninh năm 2021.

Tỉnh Bắc Ninh đang tập trung triển khai xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; hoàn thiện hồ sơ đề nghị Thủ tướng chính phủ công nhận huyện Yên Phong đạt chuẩn nông thôn mới. Duy trì chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, quan tâm phát triển làng nghề và kinh tế làng nghề.

Giải pháp chưa có tiền lệ để bảo vệ "thành trì" sản xuất công nghiệp

Làn sóng thứ 4 của đại dịch Covid-19 bùng phát và lây lan nhanh chưa từng có, đến nay đã có 40/63 tỉnh, thành phố có dịch với nhiều nguồn lây, nhiều ổ dịch cùng thời điểm, xuất hiện nhiều biến chủng mới, với khả năng lây nhanh, rộng hơn, mạnh hơn. 

Bắc Ninh: Nông nghiệp bật tăng cao nhất trong nhiều năm, giá trị sản xuất tăng tới 8,1% - Ảnh 3.

Công nhân Công ty TNHH Việt Nam Tabuchi Electric vừa đảm bảo phòng chống dịch Covid-19, vừa duy trì sản xuất. Ảnh: Khương Lực.

Tỉnh Bắc Ninh có đặc thù mật độ dân số cao, lượng công nhân ngoại tỉnh tập trung và lưu trú nhiều, di chuyển phức tạp với nhiều khu cụm công nghiệp tập trung… Điều này đã gây nhiều khó khăn và tác động tiêu cực khi Bắc Ninh đã xuất hiện các ổ dịch phức tạp.

Theo UBND tỉnh Bắc Ninh, trong 4 tháng đầu năm, sản xuất kinh doanh của các tập đoàn, doanh nghiệp có sự phục hồi và phát triển mạnh, tuy nhiên từ đầu tháng 5 sự xuất hiện và bùng phát của dịch Covid-19 với nhiều diễn biến vô cùng phức tạp đã ảnh hưởng phần nào đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, khu cụm công nghiệp. 

Với quyết tâm không để gián đoạn chuỗi liên kết toàn cầu và làm đứt gãy nền kinh tế, từ ngày 2/6, tỉnh Bắc Ninh đã triển khai giải pháp "chưa từng có tiền lệ" để bảo vệ sản xuất, hàng trăm doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh bắt đầu triển khai cho người lao động ở, ăn và làm việc tại nhà máy, để vừa duy trì sản xuất, vừa bảo đảm an toàn phòng, chống dịch trong nhà máy cũng như trong cộng đồng.

Nhờ đó, sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm 2021 đạt nhiều kết quả tích cực, tăng trưởng tốt. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 11,8% so với cùng kỳ. GRDP khu vực công nghiệp tăng 9,84%. Công nghiệp chế biến chế tạo tiếp tục khẳng định vai trò động lực trong công nghiệp của tỉnh.


Tính đến ngày 13/6, tỉnh Bắc Ninh có 779 doanh nghiệp đăng ký hoạt động với tổng số lao động 122.781 người. Kiểm tra thực tế tại 433 doanh nghiệp, có tổng số 72.736 lao động đang làm việc, trong đó có 3.464 lao động nước ngoài.

Ban quản lý các khu công nghiệp Bắc Ninh

Một số sản phẩm tăng mạnh so với cùng kỳ như linh kiện điện tử tăng 35,1%, điện thoại di động thường tăng 30,2%, dược phẩm có chưa vitamin tăng 43,4%... Chỉ số sử dụng lao động 6 tháng đầu năm giảm 14% so với cùng kỳ.

Theo Ban quản lý các khu công nghiệp Bắc Ninh, tính đến ngày 13/6, tỉnh Bắc Ninh có 779 doanh nghiệp đăng ký hoạt động với tổng số lao động 122.781 người. Kiểm tra thực tế tại 433 doanh nghiệp, có tổng số 72.736 lao động đang làm việc, trong đó có 3.464 lao động nước ngoài.Tính đến ngày 17/6, tỉnh Bắc Ninh đã quyết định nới lỏng biện pháp giãn cách xã hội đối với nhiều địa bàn tại 8/8 huyện, thị, thành phố do đã kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh, nhiều ổ dịch đã được khống chế.

Để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trên địa bàn tiếp tục duy trì sản xuất, ngày 15/6, UBND tỉnh Bắc Ninh đã có quyết định ban hành quy định tạm thời đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

Theo đó, từ ngày 20/6, đối với địa phương thực hiện Chỉ thị 15/CT-TTg và Chỉ thị 19/CT-TTg, người lao động trên địa bàn được phép đi làm khi có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trong vòng 72 giờ.

Số ca mắc Covid-19 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giảm mạnh

Với sự quyết tâm, đồng thuận cao của Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh Bắc Ninh với các giải pháp sáng tạo, linh hoạt và chủ động, đến thời điểm hiện tại, dịch cơ bản được kiểm soát, khoanh vùng, kiềm chế để từng bước đẩy lùi.

Tính đến ngày 6 giờ ngày 17/6, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận 1.451 ca mắc tại 8/8 huyện, thị xã, thành phố, trong đó có 700 bệnh nhân đã được điều trị khỏi và xuất viện. Trong đó, riêng ngày 16/6, chỉ còn ghi nhận 13 ca nhiễm mới tại các khu cách ly, phong tỏa.

Theo Khương Lực/danviet.vn
https://danviet.vn/bac-ninh-giua-dich-covid-19-nong-nghiep-bat-tang-81-cao-nhat-trong-nhieu-nam-san-xuat-cong-nghiep-dang-hoi-phuc-manh-2021061714174291.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập185
  • Hôm nay70,813
  • Tháng hiện tại870,816
  • Tổng lượt truy cập90,934,209
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây