Làn sóng Covid-19 lần thứ 4 đã tác động toàn diện đến các mặt của đời sống xã hội, trong đó, nông dân gặp khó khâu tiêu thụ. Để đồng hành cùng người nông dân, Trung tâm Hỗ trợ nông dân, nông thôn đã phối hợp với Hội Nông dân các tỉnh, thành phố nhằm hướng dẫn, cũng như xúc tiến tiêu thụ nông sản như thế nào thưa ông?
- Trung tâm hỗ trợ nông dân, nông thôn đã chủ động tham mưu với Ban thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam ban hàng công văn số 2777 ngày 10/5/2021, trong đó giao Trung tâm hỗ trợ nông dân, nông thôn chủ trì, phối hợp với Hội Nông dân các tỉnh, thành phố hỗ trợ, tiêu thụ nông sản cho nông dân trước sự ảnh hưởng của dịch Covid-19.
- Trung tâm Hỗ trợ nông dân, nông thôn cũng đã ban hành công văn số 19 gửi Hội Nông dân các tỉnh, thành phố tiến hành rà soát các mặt hàng nông sản có số lượng lớn đang trong thời kỳ thu hoạch, gặp khó khăn trong tiêu thụ. Theo đó, Hội Nông dân các tỉnh, thành phố đã rất chủ động, sáng tạo trong cách làm, giúp nông dân tiêu thụ hàng trăm tấn nông sản
- Ngoài ra, Trung tâm Hỗ trợ nông dân, nông thôn đã ký kết chương trình phối hợp với Công ty cổ phần Tập đoàn Hành trình xanh Việt Nam và Tổng Công ty bưu điện Việt Nam để đồng hành cùng nông dân tiêu thụ nông sản.
- Công ty cổ phần Tập đoàn Hành trình xanh Việt Nam là 1 đơn vị đã tham gia vào rất nhiều chương trình tiêu thụ nông sản, đơn cử như tiêu thụ nông sản ở Hải Dương. Bên cạnh đó, họ đã có các hệ thống, mạng lưới trên cả nước, có kinh nghiệm trong vận chuyện nông sản.
- Đối với Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam là đơn vị có hệ thống xe vận chuyển bưu phẩm, đây là loại xe đặc chủng vẫn đi lại bình thường và kiểm soát được dịch bệnh. Trong khi chúng ta đang tập trung hỗ trợ tiêu thụ nông sản ở những vùng có dịch thì chúng tôi cũng đã làm việc để có xe vận chuyển nông sản. Mặt khác Công ty sẽ đưa một số mặt hàng nông sản lên sàn giao dịch điện tử postmart.
Đến thời điểm hiện tại, Trung tâm Hỗ trợ nông dân, nông thôn đã phối hợp với Hội Nông dân các tỉnh, thành phố giúp nông dân tiêu thụ được bao nhiêu tấn nông sản? Trong quá trình tiêu thụ khó khăn gặp phải là gì thưa ông?
- Đến thời điểm hiện tại đã hỗ trợ tiêu thụ trên 450 tấn hành tím Sóc Trăng, hàng trăm tấn vải thiều Bắc Giang. Ngoài ra, mận, xoài, khoai lang tím…cũng được tiêu thụ rất nhiều.
- Trong quá trình tiêu thụ nông sản, ngoài Hội Nông dân một số tỉnh, thành phố đã làm rất tốt, tương đối chuyên nghiệp thì còn một số tỉnh chưa tham gia vào công tác này, nếu tham gia thì còn lúng túng.
- Bên cạnh đó, hệ thống Hội Nông dân không phải là đơn vị kinh doanh, không có vốn, phương tiện khi bắt tay vào việc này gặp rất nhiều khó khăn.
Mới đây, trong buổi làm việc giữa Báo Nông thôn Ngày nay và Trung tâm hỗ trợ nông dân, nông thôn, ông có đề cập đến việc Hội Nông dân một số tỉnh chưa làm tốt, thậm chí là không mặn mà, né tránh trong việc hỗ trợ tiêu thụ nông sản. Nguyên nhân là gì thưa ông?
- Theo tôi, hiện nay 1 số nơi cấp ủy, chính quyền chưa tin tưởng vào Hội Nông dân. Nguyên nhân có thể là do các cấp Hội cũng chưa thể hiện rõ nét vai trò của mình dẫn đến việc khi thành lập tổ công tác để tham mưu, giúp việc thì tại 1 số tỉnh lại không đưa Hội Nông dân vào...
Mới đây giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với 3 đoàn thể (Hội Nông dân Việt Nam, Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh) đã có buổi làm việc bàn cách xây dựng mô hình kết nối, tiêu thụ nông sản. Là đơn vị trực thuộc Hội Nông dân Việt Nam, Trung tâm hỗ trợ nông dân, nông thôn có vai trò như thế nào trong việc này, thưa ông?
- Ngay sau buổi làm việc này, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã giao Trung tâm làm cơ quan đầu mối, tham mưu. Trước mắt các bên xây dựng các điểm mẫu tiêu thụ nông sản. Mới đây nhất, Trung tâm phối hợp với Công ty cổ phần Tập đoàn hành trình xanh và Hội Nông dân thành phố Hà Nội xây dựng điểm tiêu thụ nông sản tại số 33 Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội.
- Câu chuyện được mùa rớt giá là điệp khúc trong những năm vừa qua, theo tôi nguyên nhân là chúng ta vẫn phát triển kinh tế theo phong trào. Ví dụ khi có một loại nông sản vụ này bán được giá thì ngay lập tức vụ tới người dân tại một số địa phương lại đua nhau làm theo, dẫn tới cung vượt cầu.
- Nguyên nhân nữa đó là, khâu bảo quản, chế biển của chúng ta còn yếu.
- Để tiêu thụ nông sản được dễ dàng, theo tôi cần tuyên truyền rộng rãi đến nông dân canh tác rải vụ, trong một vùng cũng là 1 quả cam nhưng phải có diện tích chín sớm, chính vụ và vụ chín muộn thì sẽ giảm áp lực tại 1 thời điểm.
- Mặt khác chúng ta phải đầu tư khó lạnh, nhưng phải tính toán đa đạng sản phẩm thì kho lạnh mới phát huy hiệu quả. "Rõ ràng đầu tư ra rất nhiều tiền nhưng kho lạnh không chạy thì nó cũng tự hỏng".
- Bên cạnh đó, trong hệ thống Hội Nông dân cần làm tốt công tác kết nối từ sớm. Ví dụ 3 tháng nữa tỉnh này có 1 sản phẩm đến vụ thu hoạch thì lập tức kích hoạt hệ thống Hội Nông dân của các tỉnh, thành phố cùng chung tay tiêu thụ, thậm chí chốt đơn trước cả 3 tháng sẽ chủ động trong tiêu thụ nông sản.
- Cuối cùng, Trung tâm Hỗ trợ nông dân, nông thôn sẽ tham mưu cho Trung ương Hội Nông dân Việt Nam thời gian tới đây nông dân dứt khoát sẽ phải tham gia vào chuỗi liên kết, Trung tâm sẽ là đơn vị trực tiếp kết nối các doanh nghiệp, Hợp tác xã, giúp nông dân tiêu thụ nông sản.
https://danviet.vn/giam-doc-ttht-nong-dan-nong-thon-khong-con-giai-cuu-nong-san-khi-nong-dan-tham-gia-chuoi-lien-ket-20210617183816382.htm
Nguồn tin: Minh Ngọc/danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã