Học tập đạo đức HCM

Hậu Giang có 32/51 xã đạt chuẩn NTM

Thứ tư - 16/12/2020 18:10
Trong quá trình xây dựng NTM, tỉnh Hậu Giang xác định rõ: Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng NTM, chuyển dần phát triển sản xuất nông nghiệp từ chiều rộng sang chiều sâu.

Qua hơn 10 năm xây dựng NTM, Hậu Giang luôn thực hiện tốt phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hưởng thụ”. Theo đó, đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực, làm cho phong trào ngày càng đi sâu vào lòng dân. Chú trọng nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cấp trong xây dựng NTM, đẩy mạnh phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn để tạo ra sản phẩm hàng hóa lớn và mang tính đặc trưng cho từng vùng. Lồng ghép tốt các nguồn vốn từ các nguồn tài trợ trong nước và ngoài nước, cũng như huy động sự tham gia đóng góp tự nguyện của người dân, doanh nghiệp cho xây dựng NTM…

Đến nay, tỉnh có 32/51 xã đạt chuẩn NTM, chiếm 62,75%. Trong đó, có 3 xã NTM nâng cao và 3 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM, gồm thành phố Ngã Bảy, thành phố Vị Thanh và huyện Châu Thành A. Bộ mặt nông thôn trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn không ngừng được cải thiện.

Cụ thể, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) trong những năm qua của tỉnh luôn duy trì ở mức khá, bình quân đạt 6,82%/năm; thu nhập bình quân đầu người toàn tỉnh tăng lên hơn 3 lần khi từ 13,18 triệu đồng/người/năm (năm 2010) nay tăng lên 45,3 triệu đồng/người/năm, riêng các xã đạt chuẩn NTM thì mức thu nhập đạt hơn 45,5 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh từ 8,92% (năm 2010), dự báo cuối năm 2020 chỉ còn 3,1% theo chuẩn nghèo mới”.

Nông dân tưới rau màu tại Hậu Giang
Nông dân tưới rau màu

Có nhiều lợi thế phát triển nông nghiệp ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, Hậu Giang triển khai nhiều chương trình, dự án để Tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp. Đến nay, đã chuyển đổi 1.000ha trồng 3 vụ lúa sang trồng 2 vụ lúa - 1 vụ màu hoặc 2 vụ lúa - 1 vụ nuôi thủy sản; chuyển 1.000ha đất trồng mía kém hiệu quả sang các loại cây trồng khác; chuyển 1.000 ha vườn tạp sang cây trồng khác có giá trị kinh tế cao, hỗ trợ 1.000 hộ chăn nuôi theo phương thức chuồng trại khép kín, bảo đảm an toàn sinh học gắn với bảo vệ môi trường... 

Hình thành vùng thủy lợi khép kín, bảo đảm phục vụ tưới tiêu cho gần 78.000ha đất sản xuất nông nghiệp. Trong phát triển thủy sản, đã xây dựng và phát triển các mô hình nuôi trồng thủy sản an toàn, chất lượng theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (GAP), SQF 1.000, từng bước hình thành vùng nuôi cá tra tập trung ở huyện Châu Thành, thị xã Ngã Bảy; nuôi cá đồng ở các huyện Long Mỹ, Vị Thủy; nuôi ba ba, cua đinh, lươn,... ở nhiều địa phương khác. 

Nông dân thu hoạch Khóm
Nông dân thu hoạch Khóm

Qua thực hiện “Đề án 1.000”, đến nay Hậu Giang đã định hình và xây dựng được vùng nguyên liệu lúa chất lượng cao với diện tích 32.000ha, vùng nguyên liệu mía: 10.300ha, vùng nguyên liệu khóm: 1.500ha, vùng cây ăn trái đặc sản: 2.500ha, vùng nuôi trồng thủy sản tập trung 1.500ha. Tỉnh đã có 10 nông sản chủ lực được chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa nông sản là: Bưởi Năm roi Phú Hữu, cam sành Ngã Bảy, cá thát lát Hậu Giang, khóm (dứa) Cầu Đúc, chanh không hạt Hậu Giang, lúa Hậu Giang 2, cá rô Hậu Giang, quýt đường Long Trị, xoài cát Hậu Giang, cam xoàn Phụng Hiệp. Trong đó, cam sành Ngã Bảy, cá thát lát Hậu Giang, khóm (dứa) Cầu Đúc đã phát triển thành thương hiệu nổi tiếng trên  thị trường cả nước.

Hậu Giang đã thành lập Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại huyện Long Mỹ với diện tích 5.200ha, Hợp tác với Công ty cổ phần Nông trại sinh thái Ecofarm thực hiện các dự án hỗ trợ nông dân trồng dưa hấu VietGAP, chanh không hạt VietGAP. Đây là cơ sở để Hậu Giang tiếp tục triển khai các Dự án thực hành nông nghiệp thông minh trong giai đoạn 2020 - 2025. 

Nông dân thu hoạch khóm tại Hậu Giang
Nông dân thu hoạch khóm tại Hậu Giang

Trong giai đoạn 2021 - 2025, Hậu Giang phấn đấu có 80 % số xã của tỉnh được công nhận đạt chuẩn NTM, tương đương 41 /51 xã; thêm 2 huyện đạt chuẩn NTM, 1 huyện hoàn thành NTM kiểu mẫu và 1 huyện đạt chuẩn NTM nâng cao. Phấn đấu có 30% số xã đạt chuẩn NTM nâng cao. Thu nhập bình quân đầu người năm 2025 tăng 1,2 lần so với năm 2020.

 Theo Nguyễn Văn Bớt/kinhtenongthon.vn
https://kinhtenongthon.vn/hau-giang-co-3251-xa-dat-chuan-ntm-post39568.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Số 233/KH-UBND

Kế hoạch triển khai Phong trào “Bình dân học vụ số” gắn với “Học tập số” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Quyết định số 633/QĐ-UBND

Về việc kiện toàn BCĐ các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch số 89/KH-VPĐP

Kế hoạch Thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh năm 2025

Báo cáo 56/VPĐP-HCTH

Báo cáo kết quả công tác tập huấn, bồi dưỡng về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch số 47/VPĐP-KH

Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập116
  • Hôm nay37,939
  • Tháng hiện tại1,427,472
  • Tổng lượt truy cập100,483,666
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây