Học tập đạo đức HCM

Nuôi vịt công nghệ cao, giảm dịch bệnh, nhiều nông dân Hà Nội thu trăm triệu

Thứ tư - 16/12/2020 18:44
Nhờ đầu tư chăn nuôi vịt công nghệ cao, nhiều nông dân trên địa bàn TP.Hà Nội không những kiểm soát tốt được dịch bệnh, dễ dàng chăm sóc mà còn có thu nhập cao từ hàng trăm triệu đồng đến cả tỷ đồng/năm.

Nuôi vịt khép kín

Với diện tích trang trại rộng 10ha, quy mô nuôi 6.000 con vịt đẻ, anh Lê Văn Trẻo đã đầu tư công nghệ nuôi vịt theo hướng khép kín được 4 năm nay.

Theo đó, anh Trẻo quy hoạch nuôi vịt đẻ trứng trên cạn có bể nước để tắm, có khu vực chuồng đẻ riêng và có cả sân chơi. Vịt ở trang trại của anh Trẻo được uống nước giếng khoan qua hệ thống bể lọc dẫn vào từng máng nước tự động. 

Với quy hoạch này, chuồng trại luôn thoáng mát, sạch bệnh, tỷ lệ đẻ đạt cao. Đặc biệt, anh Trẻo đã phối trộn men vi sinh trong khẩu phần thức ăn cho vịt, giúp vịt nâng cao sức đề kháng và chất lượng quả trứng.

Nuôi vịt công nghệ cao, giảm dịch bệnh, tăng thu nhập - Ảnh 1.

Nhờ áp dụng công nghệ cao chăn nuôi vịt khép kín, mỗi năm anh Lê Văn Trẻo (ở xã Liên Châu, huyện Thanh Oai) thu lãi trên 700 triệu đồng. Ảnh: Minh Ngọc

Theo tính toán của anh Lê Văn Trẻo, đàn vịt đẻ nuôi theo truyền thống thường khai thác trứng khoảng 12 tháng nhưng nuôi theo công nghệ cao có thể khai thác tới 18 tháng. Bên cạnh đó, tỷ lệ đẻ trứng cũng tăng lên từ 80-87%.

Anh Trẻo đánh giá: Trước đây nuôi trên nền đất, vịt hay nóng và dễ bị thối lông bụng do không cách ly được chất thải. Nhưng hiện nay, phương pháp chăn vịt công nghệ cao đem lại nhiều lợi ích, giúp tiết kiệm được công lao động, chủ động phòng chống dịch bệnh, chăm sóc, đàn vịt phát triển nhanh hơn, chuồng nuôi hoàn toàn không có mùi hôi. Mặt sàn được thiết kế tấm lưới nhựa, dưới là mặt bê tông nên dễ dàng tẩy rửa hàng ngày.

Theo tính toán của anh Trẻo, đàn vịt đẻ nuôi theo truyền thống thường khai thác trứng khoảng 12 tháng nhưng nuôi theo công nghệ cao có thể khai thác tới 18 tháng. Bên cạnh đó, tỷ lệ đẻ trứng cũng tăng lên từ 80 - 87%.

Không chỉ thành công từ nuôi vịt đẻ khép kín, anh Trẻo còn đầu tư rất nhiều trang thiết bị hiện đại để nuôi cá. Anh Trẻo cho biết, tính tổng thu nhập từ trứng vịt và cá, mỗi năm gia đình anh lãi trên 700 triệu đồng.

Còn ông Nguyễn Doãn Nguyên (ở xã Hoàng Diệu, huyện Chương Mỹ) cho biết: Từ năm 2017, gia đình ông chuyển sang nuôi vịt theo hướng công nghệ cao, với hình thức gia công cho Công ty cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam. 

Qua thời gian nuôi theo phương pháp này cho thấy, vịt tăng trưởng tốt, chỉ sau 50 ngày cho trọng lượng 3,4-4kg/con (trong khi nuôi vịt theo cách truyền thống khoảng 100 ngày, trọng lượng đạt 1,8-2kg/con), giá bán dao động 35.000-45.000 đồng/kg. Mỗi năm, trang trại của gia đình ông Nguyên nuôi 5 lứa với tổng đàn 8.000 con/lứa, cho giá trị khoảng gần 1 tỷ đồng.

Hạn chế dịch bệnh, hiệu quả kinh tế cao

Ông Nguyễn Ngọc Sơn - Chi Cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội cho biết: Hà Nội hiện có tổng đàn gia cầm đứng đầu cả nước với khoảng 36 triệu con, trong đó đàn vịt 10,4 triệu con, tập trung ở một số địa phương như Chương Mỹ, Thanh Oai, Ứng Hòa… Hiện, trên địa bàn TP.Hà Nội đã có 28 trang trại chăn nuôi vịt công nghệ cao, quy mô 5.000-10.000 con/trang trại.

Theo ông Nguyễn Ngọc Sơn, thuận lợi trong nuôi vịt công nghệ cao là không cần diện tích ao hồ ruộng đồng, kể cả trong chuồng nuôi cũng không cần bể, nguồn nước để vịt bơi, chủ yếu bảo đảm nguồn nước uống và tắm cho vịt hàng ngày. Quy cách của trại và chuồng nuôi theo nguyên tắc vào cùng ra cùng.

Điểm thuận lợi quan trọng nữa là, hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi vịt công nghệ cao rất lớn vì chủ động được kỹ thuật, hạn chế thấp nhất rủi ro do dịch bệnh gây ra. Thời gian nuôi từ lúc nhập vịt (1 ngày tuổi) đến xuất chuồng khoảng 47 - 50 ngày. Trọng lượng xuất chuồng bình quân khoảng 3,5 - 3,8kg. Giá vịt thương phẩm tùy từng thời điểm, dao động từ 35.000- 45.000 đồng/kg.

Tuy nhiên, chăn nuôi vịt công nghệ cao cũng gặp phải những khó khan do phải đầu tư vốn để xây dựng chuồng trại. Đặc biệt, nông dân phải thực hiện nghiêm quy trình về chọn giống, chăm sóc nuôi dưỡng theo hướng nuôi công nghiệp (thức ăn chế biến công nghiệp) và vệ sinh phòng bệnh nghiêm ngặt. Ngoài ra, chăn nuôi theo phương thức này không thể tận dụng thức ăn dư thừa trong sản xuất nông nghiệp như phương thức chăn nuôi truyền thống...

Ông Sơn cũng khuyến cáo, chăn vịt công nghệ cao phải có hệ thống điện bảo đảm 24/24 giờ để điều chỉnh nhiệt độ chuồng nuôi. Địa điểm xây dựng trại phải thuận tiện cho việc vận chuyển, không bị nước lụt và không nằm trong khu dân cư. Bên cạnh đó, cần chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học và chuỗi liên kết để bảo đảm ổn định đầu ra cho cho sản phẩm.

Theo Minh Ngọc/danviet.vn
https://danviet.vn/nuoi-vit-cong-nghe-cao-giam-dich-benh-nhieu-nong-dan-ha-noi-thu-tram-trieu-2020121316112282.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập112
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm109
  • Hôm nay27,668
  • Tháng hiện tại1,007,293
  • Tổng lượt truy cập91,070,686
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây