Học tập đạo đức HCM

Hiệu ứng từ những cánh đồng lúa hữu cơ

Thứ tư - 21/07/2021 06:59
Các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ bước đầu tiếp cận được thị trường và tạo niềm tin với người tiêu dùng.
Đồng Tháp khuyến khích nông dân chuyển sang áp dụng hữu cơ. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Đồng Tháp khuyến khích nông dân chuyển sang áp dụng hữu cơ. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Kiên trì và tâm huyết

Trong những năm gần đây, ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp triển khai nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ rất thành công. Qua đó giúp cho bà con nông dân nhận thức và giảm dần sử dụng phân, thuốc hóa học.

Đơn cử như mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ tại HTX nông nghiệp Tân Bình, (huyện Thanh Bình). Mô hình sản xuất lúa sạch theo hướng hữu cơ tại xã Thường Thới Tiền (huyện Hồng Ngự). Mô hình trồng rau sạch theo hướng hữu cơ tại xã Gáo Giồng (huyện Cao Lãnh).

Những mô hình này bước đầu tạo được sự thay đổi về tư duy sản xuất nông nghiệp của người nông dân. Bà con nông dân ý thức hơn trong việc sản xuất gắn với bảo vệ môi trường và giữ cân bằng cho hệ sinh thái. Các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ bước đầu tiếp cận được thị trường và tạo được niềm tin cho người tiêu dùng.

Anh Phan Công Chính, Giám đốc HTX nông nghiệp Tân Bình, huyện Thanh Bình kể: Bắt đầu manh nha ý tưởng làm lúa hữu cơ từ năm 2017. Ban đầu chỉ trồng thử nghiệm trên diện tích 1ha với giống lúa Nàng Hoa 9. Do thiếu kinh nghiệm nên ruộng lúa bị nhiều dịch hại tấn công, vụ đầu tiên chỉ thu được 3 tấn lúa. Ba tấn lúa đầu tay này anh xay gạo biếu tặng mọi người ăn lấy thảo và cũng để quảng bá cho sản phẩm mới của HTX.

Anh Chính chia sẻ: Từ cách làm lúa bình thường chuyển sang hướng hữu cơ phải thật sự tâm huyết và tin vào chuyện mình làm. Ngoài tâm huyết phải bỏ hẳn đi cái tư duy sản lượng. Hiện nay, gạo sản xuất theo hướng hữu cơ của anh Chính đã có khách hàng tìm đến đặt vấn đề liên kết. Từ thành công đó vụ lúa đông xuân 2021 được sự hỗ trợ của địa phương anh đã mở rộng lên hàng chục ha và xây dựng một quy trình sản xuất bài bản.

Gạo hữu cơ tím sữa

Còn tại vùng biên giới huyện Tân Hồng, ông Nguyễn Văn Hương (ấp Hoàng Việt, xã Tân Phước) nổi tiếng là người sản xuất giống lúa tím sữa. Từ 2ha lúa tím sữa được ông sản xuất theo hướng an toàn đã mở ra cơ hội mới trong canh tác lúa tại vùng biên giới này.

Hôm gặp chúng tôi ông Hương khoe: Khách hàng ở nhiều nơi trong nước đã gọi điện đặt gạo tím sữa, với giá 30.000 đồng/kg nhưng không còn gạo để bán. Theo ông Hương, thời gian đầu khi mới bắt đầu canh tác do thời tiết vùng biên giới Tân Hồng khá khắc nghiệt nên năng suất rất thấp. Không nản chí, ông tiếp tục nghiên cứu và tự rút ra kinh nghiệm cho mình.

Ông Nguyễn Văn Hương trên cánh đồng lúa tím sữa. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Nguyễn Văn Hương trên cánh đồng lúa tím sữa. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Trong canh tác, ông sử dụng phân hữu cơ và các chế phẩm sinh học để có sản phẩm sạch. Giống lúa được ông lấy mẫu nhờ cơ quan chức năng kiểm nghiệm để bảo đảm chất lượng cũng như hàm lượng dinh dưỡng. Làm liên tiếp mấy vụ, đến nay nguồn giống được ông Hương thuần chủng tốt nên thích ứng với thổ nhưỡng địa phương, năng suất đạt 5,5 - 6 tấn/ha.

Trong quá trình sản xuất lúa tím sữa theo hướng sạch, ông Hương nhận được sự quan tâm của cộng đồng, đặc biệt là lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp. Điều này tiếp thêm sức mạnh giúp ông kiên trì theo đuổi mô hình. Ông Hương đã hướng dẫn cho 20 nông dân trong xã làm theo mô hình với diện tích hơn 17ha đều đem lại hiệu quả tốt. Ngoài ra, ông còn giới thiệu sản phẩm gạo tím sữa trên các trang mạng xã hội nên được nhiều người biết đến.

Ông Nguyễn Văn Tài, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Tân Hồng nhận xét: Mô hình sản xuất lúa tím sữa của ông Hương đem lại kết quả tốt. Ông Hương sử dụng thuốc sinh học, trồng hoa trên bờ ruộng để quản lý dịch hại và dùng phân bón hữu cơ. Đây là cách làm mới giúp canh tác lúa hoàn toàn không phải dùng phân bón hóa học và thuốc BVTV.

Hợp tác để phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ

UBND tỉnh Đồng Tháp đã ký kết hợp tác với Công ty Cổ phần Tập đoàn Quế Lâm về phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh. Cụ thể, hai bên thống nhất chương trình hợp tác đầu tư phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên cây trồng. Bên cạnh đó, còn đầu tư nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ tại Đồng Tháp. Thời gian hợp tác trong 5 năm (2021 - 2025), khi kết thúc hợp tác hai bên đánh giá kết quả để làm cơ sở cho giai đoạn tiếp theo.

Theo Lê Hoàng Vũ - Ngọc Thắng/nongnghiep.vn
https://nongnghiep.vn/hieu-ung-tu-nhung-canh-dong-lua-huu-co-d297582.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập136
  • Máy chủ tìm kiếm26
  • Khách viếng thăm110
  • Hôm nay24,702
  • Tháng hiện tại1,100,542
  • Tổng lượt truy cập91,163,935
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây