Học tập đạo đức HCM

Hội nghị trực tuyến Phát triển chăn nuôi các tháng cuối năm 2021 và kế hoạch năm 2022

Thứ năm - 14/10/2021 09:44
Sáng 8/10, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tổ chức hội nghị trực tuyến “Phát triển chăn nuôi các tháng cuối năm 2021 và kế hoạch năm 2022”. Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến tham dự và chủ trì hội nghị.

Hội nghị tại điểm cầu Hà Nội. Ảnh: NNVN

Theo đánh giá của Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), trong bối cảnh nhiều địa phương áp dụng giãn cách xã hội thời gian dài, sản xuất chăn nuôi tại các tỉnh phía bắc phát triển ổn định. Cơ bản các địa phương có khả năng tự cân đối cung cầu; một số địa phương sản xuất dư, có khả năng cung cấp cho một số tỉnh phía nam thiếu hụt thực phẩm.

Tính chung 9 tháng đã qua của năm 2021, tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt khoảng trên 4,7 triệu tấn, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm 2020. Giá trị sản xuất lĩnh vực chăn nuôi ước tăng 4,2% so với thời điểm tháng 9/2020.

Đối với chăn nuôi trâu, bò, sản xuất chăn nuôi nhìn chung ổn định. Dù dịch viêm da nổi cục đang dần được kiểm soát nhưng theo ông Nguyễn Văn Trọng, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi, nguy cơ tái phát vẫn còn cao (tính từ đầu năm 2021 đến tháng 9/2021, đã có hơn 187.900 con gia súc bị mắc bệnh, gần 24.900 con phải tiêu hủy).

Tổng đàn lợn cả nước tháng 9/2021 khoảng 28 triệu con, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước với những tỉnh có đàn lợn lớn như Đồng Nai, Hà Nội, Bình Phước, Bắc Giang, Thanh Hóa. Sản lượng thịt lợn hơi cả nước trong 9 tháng ước đạt khoảng 2,9 triệu tấn, 16 doanh nghiệp chăn nuôi lớn duy trì phát triển hiện tổng đàn lợn thịt trên 6 triệu con. Vừa qua do giãn cách xã hội, nhu cầu giảm nhiều, nên đàn lợn quá lứa còn ứ đọng lại trong chuồng chưa xuất bán khoảng 30%.
Hiện nay, đàn gia cầm cả nước khoảng 523 triệu con, tăng khoảng 4,4% so với cùng kỳ. Đàn gia cầm tiếp tục phát triển nhưng do nhu cầu thị trường giảm, tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp nên lượng gia cầm tồn đọng trong chuồng cao làm cho người chăn nuôi lỗ rất nhiều.

Theo Cục Chăn nuôi, sản xuất chăn nuôi 9 tháng đầu năm 2021 cơ bản chủ động được nhu cầu thực phẩm hiện tại của người dân các địa phương trên cả nước. 

Theo kế hoạch sản xuất, sản lượng thịt các loại năm 2021 khoảng 6,2 triệu tấn; trong đó, thịt lợn đạt khoảng 3,82 triệu tấn; thịt gia cầm đạt khoảng 1,7 triệu tấn; thịt gia súc ăn cỏ đạt khoảng 0,68 triệu tấn. Căn cứ tình hình sản xuất, nhu cầu của tiêu dùng cân đối giữa các vùng cuối năm cơ bản chủ động được nguồn cung thực phẩm cho tiêu dùng trong nước, một phần cho xuất khẩu.

Số liệu thống kê 9 tháng qua của năm 2021 cho thấy, giá thịt lợn hơi xuất chuồng theo xu hướng giảm từ tháng 3, 4. Cụ thể đến tháng 9/2021 giá lợn đã giảm chỉ còn 40.000 - 49.000 đồng/kg tùy từng vùng. Đặc biệt có một số địa phương giãn cách xã hội, giá xuống dưới 40.000 đồng/kg.

Giá sản phẩm gia cầm cũng xuống thấp. Theo đó, giá gà công nghiệp trắng những ngày gần đây các tỉnh, TP phía Bắc đạt khoảng 25.000 đồng/kg, trong khi ở các tỉnh phía Nam từ 18.000 - 22.000 đồng/kg. Ngoài ra, giá vịt đến tháng 9/2021 hiện đạt 40.000 - 45.000đồng/kg. Giá trứng gà dao động khoảng 300 - 500 đồng/quả.

Bên cạnh lợn và gia cầm, giá một số loại gia súc lớn cũng không cao. Giá bò thịt dao động từ 85.000 - 100.000 đồng/kg. Giá dê thịt ở mức 120.000 - 140.000 đồng/kg. Một số nhóm ngành hàng, giá sản phẩm không đủ bù đắp chi phí sản xuất chăn nuôi.

Lý giải về điều này, ông Nguyễn Văn Trọng cho rằng, nguyên nhân là do diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 trên toàn thế giới và Việt Nam khiến đứt gẫy hàng loạt các chuỗi sản xuất, cung ứng đối với ngành chăn nuôi. Ngoài ra, giá nguyên liệu vật tư đầu vào tăng cao, đặc biệt là thức ăn tăng 16 - 36%. 

Ông Nguyễn Văn Trọng đánh giá, trong bối cảnh dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp, lĩnh vực chăn nuôi những tháng cuối năm vẫn đối mặt với nhiều khó khăn ở khâu lưu thông, vận chuyển sản phẩm, vật tư phục vụ sản xuất chăn nuôi.

Tại Hội nghị, một số đại biểu đề nghị, cần có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp chủ động tái đàn để có nguồn cung thực phẩm cho cuối năm; các tỉnh, thành phố không giãn cách xã hội tiếp tục duy trì, tiến tới tăng phát triển chăn nuôi để hỗ trợ cho những địa phương đang giãn cách xã hội.

Để ngành chăn nuôi hoàn thành kế hoạch sản xuất; đảm bảo chủ động nguồn cung thực phẩm phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu những tháng cuối năm đặc biệt là dịp Tết Nguyên đán, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đề nghị các bộ, ngành, địa phương phối hợp tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong sản xuất, chế biến, lưu thông, xuất nhập khẩu nông lâm thủy sản và vật tư nông nghiệp. 

Đồng thời, chỉ đạo và triển khai các nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong Chỉ thị 26/CT-TTg về việc thúc đẩy sản xuất, lưu thông, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản trong bối cảnh phòng, chống dịch bệnh COVID-19; Nghị quyết số 105/NQ-CP về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch COVID-19.
Về tái đàn, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho rằng, khi dịch được khống chế, nhu cầu thực phẩm tăng trở lại với số lượng lớn, chưa kể cuối năm sẽ cao hơn. Cục Chăn nuôi phải cân đối cung-cầu sát, căn cứ vào đặc điểm sinh học của từng đối tượng để tính toán chu kỳ sản xuất.

Về tái đàn, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho rằng, khi dịch được khống chế, nhu cầu thực phẩm tăng trở lại với số lượng lớn, chưa kể cuối năm sẽ cao hơn. Cục Chăn nuôi phải cân đối cung-cầu sát, căn cứ vào đặc điểm sinh học của từng đối tượng để tính toán chu kỳ sản xuất.

Bộ cũng đã đề nghị Bộ Tài chính trình Chính phủ giảm thuế nhập khẩu một số nguyên liệu đầu vào, đồng thời tháo gỡ khó khăn về lưu thông để đảm bảo cung ứng sản phẩm đáp ứng nhu cầu trong nước cũng như hướng tới xuất khẩu.

Theo V.A/mard.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập163
  • Hôm nay22,937
  • Tháng hiện tại1,002,562
  • Tổng lượt truy cập91,065,955
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây