Học tập đạo đức HCM

Khởi động Dự án “Triển khai khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam theo hướng tiếp cận từ Chương trình khu công nghiệp sinh thái toàn cầu”

Thứ bảy - 21/11/2020 23:23
(MPI) – Ngày 20/11/2020, tại thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) và Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO) tổ chức Hội thảo khởi động Dự án “Triển khai khu công nghiệp (KCN) sinh thái tại Việt Nam theo hướng tiếp cận từ Chương trình KCN sinh thái toàn cầu”.
Thứ trưởng Trần Duy Đông: Chuyển đổi mô hình KCN theo hướng phát triển KCN sinh thái, bền vững trên 3 trụ cột: môi trường, kinh tế, xã hội đang là xu hướng phát triển trên thế giới. Ảnh: MPI
Thứ trưởng Trần Duy Đông: Chuyển đổi mô hình KCN theo hướng phát triển KCN sinh thái, bền vững trên 3 trụ cột: môi trường, kinh tế, xã hội đang là xu hướng phát triển trên thế giới. Ảnh: MPI

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông, Đại sứ Thụy Sỹ tại Việt Nam Ivo Sieber, Trưởng Đại diện UNIDO tại Việt Nam Lê Thị Thanh Thảo đồng chủ trì Hội thảo.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Trần Duy Đông cho biết, Hội thảo là sự kiện quan trọng, đánh dấu bước tiến mới trong việc triển khai mô hình KCN sinh thái tại Việt Nam, thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa Việt Nam và các nhà tài trợ trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs).

Thực hiện chủ trương phát triển các KCN, cho đến nay, hệ thống các KCN đã phát huy được vai trò đầu tàu trong phát triển kinh tế, là động lực quan trọng đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Bên cạnh những kết quả tích cực, quá trình công nghiệp hóa với tốc độ nhanh tại Việt Nam đã và đang đặt ra nhiều thách thức về môi trường. Trong bối cảnh đó, Việt Nam đang từng bước chuyển đổi mô hình phát triển, trong đó có KCN theo hướng bền vững hơn, phù hợp với Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, cam kết của Việt Nam trong việc thực hiện SDGs 2030 của Liên hợp quốc, Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu (COP 21)...

Từ năm 2015 đến 2019, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với một số nhà tài trợ như: Quỹ Môi trường Toàn cầu (GEF), SECO, UNIDO thí điểm chuyển đổi KCN truyền thống sang KCN sinh thái để phát triển công nghiệp từ chiều ngang sang chiều sâu, thúc đẩy sự liên kết hợp tác trong sản xuất để sử dụng hiệu quả nguồn lực.

Trên cơ sở kết quả đạt được, mô hình, định hướng và cơ chế chính sách cho KCN sinh thái đã được quy định tại Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ về quản lý KCN và KKT.

Thứ trưởng Trần Duy Đông nhấn mạnh, mô hình KCN sinh thái chỉ thực sự phát huy được vai trò tích cực với chiến lược phát triển bền vững của quốc gia khi được nhân rộng trên cả nước, với các hỗ trợ về chính sách, công nghệ, tài chính, thông tin và cơ chế kết nối chặt chẽ giữa các bên liên quan.

Dự án với mục tiêu thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, môi trường và xã hội của ngành công nghiệp và lồng ghép quy định để phát triển mô hình KCN sinh thái trong các cơ chế, chính sách có liên quan là sự kế thừa kết quả triển khai thí điểm mô hình này trong thời gian qua, đồng thời là tiền đề để nhân rộng mô hình này trên cả nước, từ tỉnh Ninh Bình, thành phố Đà Nẵng, thành phố Cần Thơ trong giai đoạn thí điểm, đến thành phố Hải Phòng, tỉnh Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn tới.

Thứ trưởng Trần Duy Đông, Đại sứ Ivo Sieber và bà Lê Thị Thanh Thảo ký kết Văn kiện Dự án. Ảnh: MPI

Phát biểu tại Hội thảo, Đại sứ Iso Sieber khẳng định, Thụy Sĩ cam kết hỗ trợ Việt Nam thúc đẩy tăng trưởng bền vững, toàn diện, chú trọng chuyển đổi các KCN từ truyền thống sang KCN sinh thái toàn cầu. Đây là mô hình giúp Việt Nam xây dựng kinh tế xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn tới cũng như phù hợp với cam kết của Chính phủ Thụy Sĩ trong cấp độ toàn cầu là thúc đẩy tăng trưởng xanh và bền vững ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

Dự ánsẽ được Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với UNIDO thực hiện trong 3 năm từ 2020-2023, nhằm hỗ trợ Việt Nam hoàn thiện các văn bản hướng dẫn triển khai mô hình KCN sinh thái và tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai các giải pháp KCN sinh thái tại KCN Đình Vũ (Deep C – thành phố Hải Phòng), KCN Khánh Hòa (thành phố Đà Nẵng), KCN Amata (tỉnh Đồng Nai), KCN Trà Nóc 1 và 2 (thành phố Cần Thơ) và KCN Hiệp Phước (thành phố Hồ Chí Minh).

Thay mặt cho UNIDO, bà Lê Thị Thanh Thảo cho biết, việc triển khai mô hình KCN sinh thái sẽ góp phần quan trọng trong việc cải thiện hiệu quả kinh tế, môi trường và xã hội của hoạt động công nghiệp tại Việt Nam, đồng thời là tiền đề cho việc xây dựng cơ chế, chính sách về KCN sinh thái nói riêng, cũng như lồng ghép trong các quy định của pháp luật về môi trường, công nghiệp và các chính sách có liên quan.

Dự án là sự kế thừa kết quả triển khai thí điểm mô hình này thông qua 2 hợp phần với các nội dung chính: Hoàn thiện cơ chế chính sách và hướng dẫn xây dựng KCN sinh thái và Triển khai các giải pháp kỹ thuật để chuyển đổi các KCN thông thường thành KCN sinh thái.

Phát triển công nghiệp hướng tới bền vững về môi trường và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, năng lượng đang là xu hướng phát triển chung tại nhiều quốc gia, trong đó KCN sinh thái có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển công nghiệp bền vững tại Việt Nam. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UNIDO, SECO và các cơ quan liên quan của Việt Nam hy vọng kết quả của Dự án sẽ là cơ sở để các cơ quan quản lý nhà nước và các nhà tài trợ tiếp tục nhân rộng mô hình KCN sinh thái trên phạm vi cả nước./.

Đức Trung
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập102
  • Máy chủ tìm kiếm7
  • Khách viếng thăm95
  • Hôm nay38,591
  • Tháng hiện tại908,510
  • Tổng lượt truy cập90,971,903
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây