Theo đại biểu Lương Minh Thành, Đại biểu HĐND tỉnh Bắc Giang khu vực huyện Tân Yên, việc phát triển kinh tế nông nghiệp, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vệ (thuốc trừ sâu) vẫn sử dụng sức lao động cho nên việc triển khai hiệu quả không cao. Tại xã Phúc Sơn, huyện Tân Yên đã áp dụng dùng máy bay không người lái để phun thuốc trừ sâu mang lại hiệu quả cao và không ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Do đó, đại biểu đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT nhân rộng mô hình này ra toàn tỉnh và triển khai rộng để phun thuốc với các loại cây trồng khác ngoài cây lúa và cây hoa màu.
Để nâng cao chất lượng nông sản, ông La Văn Nam, Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn đề nghị, tỉnh nghiên cứu có Đề án tổng thể khai thác, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cây có múi vì cây có múi 6, 7 năm là thoái hóa. Thu hút doanh nghiệp đầu tư nhà máy chế biến cây ăn quả. Ngành Nông nghiệp cần có cơ chế phối hợp hỗ trợ tạo vùng nguyên liệu cho các nhà máy.
Trong khi đó, đại biểu Dương Công Định, Đại biểu khu vực huyện Lục Nam đánh giá cao công tác phòng, chống dịch của tỉnh. Tuy gặp khó khăn do dịch bệnh nhưng với nhiều giải pháp sáng tạo, linh hoạt của các cấp ủy, chính quyền nên sản phẩm nông sản, đặc biệt là vải thiều vẫn tiêu thụ thuận lợi. Thời gian qua, huyện Lục Nam tập trung vào công tác phòng, chống dịch, tiêu thụ nông sản như: dứa, dưa, vải, na…
Đại biểu Dương Thanh Tùng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, đại biểu HĐND tỉnh khu vực huyện Lục Ngạn cho rằng, dù bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 nhưng thời gian qua việc nâng chất lượng nông sản được các cấp, ngành địa phương quan tâm. Do đó việc tiêu thụ sản phẩm, nhất là vải thiều vẫn khá thuận lợi, nông sản Bắc Giang nói không với “giải cứu”.
Trong bối cảnh dịch giá bán nông sản thấp hơn 2%, trong khi đó giá đầu vào sản xuất như phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn chăn nuôi tăng, việc lưu thông hàng hóa đôi khi còn tắc nghẽn gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng đến thu nhập của người nông dân. Vì vậy, tỉnh cần kiên trì mục tiêu nông nghiệp cho thu nhập cao, không phải là sản lượng cao, đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm.
Theo đó, tỉnh cần nâng cao chất lượng nguồn nông sản, tập trung đầu tư sản xuất, xây dựng thêm các mã vùng trồng để truy suất nguồn gốc; tổ chức sản xuất theo chuỗi liên kết… phục vụ việc đẩy mạnh xuất khẩu nông sản. Chăn nuôi hướng tới vùng sản xuất an toàn thực phẩm, từ đó mở ra cánh cửa xuất khẩu. Tập trung cao cho việc chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp.
Cũng về nội dung này, ông Nguyễn Văn Thi, đại biểu khu vực huyện Lục Nam cho rằng, cần phát huy hơn nữa vai trò của các HTX trong sản xuất nông nghiệp, qua đó giúp tiêu thụ nông sản thuận lợi hơn. Đồng thời, có thêm chính sách khuyến khích hỗ trợ các HTX phát triển.
Dùng thiết bị bay không người lái phun thuốc bảo vệ thực vật Mới đây, Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật Nông nghiệp Tân Yên phối hợp với Công ty cổ phần NICOTEX và UBND xã Phúc Sơn (Tân Yên) tập huấn, giới thiệu, trình diễn thiết bị bay không người lái phun thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ sâu bệnh hại lúa mùa. Các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 50% giá công bay/sào, 50% giá thuốc bảo vệ thực vật với tổng diện tích phun là 80,64 ha, tại xã Phúc Sơn và xã Ngọc Châu, chia làm 2 đợt phun. Phun lần 1, trên các đối tượng sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân 2 chấm, trừ bệnh khô vằn, đen lép hạt, tại cánh đồng thôn Trám, xã Phúc Sơn. Phun lần 2, dự kiến khoảng 20/8 - 1/9 phun trừ sâu đục thân 2 chấm, phòng trừ bệnh khô vằn và bệnh đen lép hạt. Theo đánh giá sơ bộ, mô hình sử dụng thiết bị bay không người lái đem lại nhiều lợi ích về kinh tế, sức khỏe và môi trường như: tiết kiệm đến 90% lượng nước, 20 - 30% lượng thuốc, tiết kiệm nhân công lao động, thời gian phun 10- 15 phút/ha. Có khả năng dập dịch nhanh, tiết kiệm thời gian quản lý dịch hại cho người dân; không làm nát thân và lá cây lúa. Giảm thiểu nguy cơ ngộ độc do không phải tiếp xúc với thuốc bảo vệ thực vật; giảm thiểu ảnh hưởng đến vi sinh vật đất, do đó giữ được kết cấu đất, giảm hiện tượng chai và phong hóa đất; giảm thiểu ô nhiễm không khí, đất, nguồn nước. |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã