Học tập đạo đức HCM

Lai Châu: Bí quyết nào mà ông nông dân này cứ 1ha hái 35 tấn chè búp tươi, thu 1 tỷ/năm?

Thứ năm - 10/06/2021 19:41
Nhờ bí quyết này mà một lão nông ở Lai Châu có thể thu tới 35 tấn chè búp tươi mỗi năm chỉ với 1ha đất trồng chè. Ông trở thành một trong những người trồng chè đạt năng suất chè búp tươi cao nhất nhì huyện Tân Uyên (Lai Châu).

Lão nông mà chúng tôi nhắc đến là ông Lê Duy Phúc (62 tuổi) ở khu 26 (thị trấn Tân Uyên, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu). Lạc bước đến nương chè đẹp như tranh vẽ của ông Phúc, ai cũng tấm tắc khen ngợi và thán phục cách làm của lão nông này.

Lai Châu: Lão nông bật mí bí quyết chăm nương chè cho năng suất khủng - Ảnh 1.

Gia đình ông Phúc trồng 5ha chè theo dự án 327 từ năm 1995, 1996.

Dẫn chúng tôi ra thăm nương chè xanh mướt, rộng chừng 5ha, bao quanh là những đồi chè ngút ngàn tầm mắt, ông Phúc vui vẻ cho biết, nương chè này được gia đình tôi trồng năm 1995 và 1996. Tự tay tôi dắt trâu cày bừa đất để trồng chè. 

Giống chè tôi trồng là chè Shan Tuyết. Khi Công ty Chè Than Uyên (nay là Công ty CP trà Than Uyên - PV) giao đất cho công nhân để trồng chè theo dự án 327, nhưng không ai nhận. 

"Thấy khu đất rộng rãi, bằng phẳng, tôi không chút đắn đo, đăng ký nhận đất trồng chè. Nhiều người bảo tôi không hiểu chuyện, sướng không biết đường sướng, tự dưng rước "của nợ" vào mình. Giờ thấy nương chè của tôi "đẻ" ra tiền, họ mới thấm thía "cái dở hơi" ngày đó của tôi" - ông Phúc nhớ lại.

Lai Châu: Lão nông bật mí bí quyết chăm nương chè cho năng suất khủng - Ảnh 2.

Mỗi năm, ông Phúc thu khoảng 175 tấn chè tươi.

Theo lời ông Phúc thì cách chăm sóc chè của ông rất khác người. Sau khi trồng xong 5ha chè, ông Phúc không tự tay chăm sóc, cũng không phải thuê lao động, mà không ít người xin được chăm sóc chè cho ông. 

Thời kỳ kiến thiết cơ bản của cây chè, ông cho một số hộ dân ở các bản lân cận mượn đất (lối đi giữa các luống chè - PV) để trồng ngô, đậu tương. 

Ông bỏ tiền mua giống về cấp không cho họ. Bù lại, những người mượn đất, chịu trách nhiệm bón phân, làm cỏ chè theo hướng dẫn của ông. 

Cứ thế, nương chè của ông sinh trưởng và phát triển ngày một xanh tốt. Sang năm thứ 5, ông bắt đầu có thu nhập từ nương chè, nhưng cũng không được bao nhiêu. Số tiền đó chỉ đủ ông trả công thuê người chăm sóc, thu hái.

Những năm sau đó, năng suất, sản lượng chè tươi của ông cũng không tăng lên là mấy, mặc dù ông đã hướng dẫn nhân công chăm sóc, bón phân, đốn tỉa theo đúng quy trình kỹ thuật. 

Năm 2014, ông Phúc được một người bạn "mách nước" sử dụng phân gà để bón cho cây chè. Lúc đầu ông cũng không mấy tin tưởng, nhưng vẫn mạnh dạn làm thử.

Lai Châu: Lão nông bật mí bí quyết chăm nương chè cho năng suất khủng - Ảnh 3.

Trên thân, gốc cây chè của gia đình ông Phúc luôn sạch sẽ, không có rêu bám.

"Lúc đầu, thấy tôi mua xe phân gà về, vợ tôi lồng lộn bảo rằng "ném tiền qua cửa sổ". Nịnh mãi, vợ tôi mới nguôi ngoai phần nào. Xe phân gà đó cũng chỉ đủ bón cho 2ha chè. Kết quả là, diện tích chè được "ăn" phân gà phát triển xanh tốt hơn hẳn những nơi khác...", ông Phúc kể lại.

Theo ông Phúc, cây chè bón phân gà có thời gian cho thu hái cũng ngắn hơn. Đối với ô chè sử dụng phân hóa học thì phải mất 7 ngày mới được 1 lứa hái, còn với những ô chè bón phân gà, thì khoảng thời gian giữa 2 lứa hái chỉ có 5 ngày. 

"Từ đó trở đi, năm nào tôi cũng mua phân gà về ủ với men vi sinh, sau đó bón cho nương chè. Năng suất, sản lượng chè của gia đình tăng lên vù vù, đến nay đạt khoảng 35 tấn chè tươi/ha" - ông Phúc cho hay.

Khi năng suất, sản lượng chè búp tươi của gia đình ông Phúc tăng lên vù vù cũng là lúc giá thu mua chè búp tươi trên điạ bàn huyện Tân Uyên tăng lên. Thu nhập từ nương chè của gia đình ông Phúc cũng nhờ đó mà tăng lên trông thấy.

Lai Châu: Lão nông bật mí bí quyết chăm nương chè cho năng suất khủng - Ảnh 4.

Ông Phúc sử dụng chế phẩm sinh học EMINA để phun cho cây chè, giúp cây chè sạch bệnh, phát triển tốt.

Chia sẻ với PV Dân Việt về cách chăm bón chè, ông Phúc vui vẻ nói: "Mỗi năm, tôi chỉ cho cây chè "ăn" phân gà 1 lần, liều lượng khoảng 10 tấn/ha. Trước khi đốn chè chừng 1 tuần, tôi mới bón phân gà cho nương chè. Phân gà rất tốt cho cây chè. Nó không chỉ kích thích sự sinh trưởng, phát triển của cây chè, mà còn giữ được nội chất cho búp và lá chè...".

Theo ông Phúc qua bón phân gà cho cây chè ông mới thấy rõ một điều là nếu lạm dụng quá nhiều phân hóa học, thì cây chè phát triển không bền vững và cũng không giữ được nội chất của búp chè tươi...

Sau mỗi lứa hái, ông Phúc lại cho nương chè "ăn" phân NPK một lần, giúp cho cây chè có đủ chất dinh dưỡng để phát triển xanh tốt. 

Ông Phúc chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục cho phép, để phun phòng trừ sâu bệnh cho cây chè. 

Chỉ tay vào những gốc chè nhẵn nhụi, không chút rêu bám, ông Phúc cho biết: "Đó là hoàn toàn nhờ vào chế phẩm sinh học EMINA. Trước đây, nương chè của gia đình tôi, cây nào, cây nấy rêu bám đầy gốc và thân, khiến cho cây chè sinh trưởng, phát triển chậm. Từ khi sử dụng chế phẩm sinh học EMINA để phun cho cây chè, hiện tượng rêu mốc đã không còn. Cứ sau mỗi lứa hái máy (khoảng 45 ngày) tôi sử dụng chế phẩm sinh học này để phun cho cây chè 3 lần".

Theo ông Phúc, loại chế phẩm sinh học này rất tốt cho sự sinh trưởng và phát triển của cây chè. Sử dụng chế phẩm EMINA giúp cho cây chè nhanh hồi phục, sạch và kích thích bật búp. Với 5ha chè, mỗi năm ông Phúc thu chừng 175 tấn chè tươi. Bán cho các nhà máy chế biến chè trên địa bàn với giá 5500 đồng/kg như hiện nay, ông Phúc thu gần 1 tỷ đồng. Sau khi trừ chi phí, ông lãi trên dưới 400 triệu đồng.

Theo Thanh Ngân/danviet.vn
https://danviet.vn/lai-chau-bi-quyet-nao-ma-ong-nong-dan-nay-cu-1ha-hai-35-tan-che-bup-tuoi-thu-1-ty-nam-20210610160618273.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập91
  • Hôm nay38,591
  • Tháng hiện tại911,364
  • Tổng lượt truy cập90,974,757
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây