Phiên giao dịch việc làm, cơ hội việc làm cho hàng nghìn lao động
|
Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp làm ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều mặt của đời sống kinh tế, xã hội, khiến cuộc sống của một bộ phận không nhỏ người dân gặp khó khăn. Đây cũng chính là nguyên nhân chủ yếu làm cho những hộ nghèo khó vươn lên thoát nghèo, hộ cận nghèo dễ rơi vào cảnh tái nghèo. Để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, Tuyên Quang tiếp tục có nhiều giải pháp linh hoạt, phù hợp với từng trường hợp cụ thể, đặc thù từng địa phương.
Nhằm tạo điều kiện cho người nghèo có điểm tựa vươn lên, các cơ quan chức năng của Tuyên Quang luôn dành sự quan tâm, hỗ trợ về nhiều mặt cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn. Những năm qua, từ nhiều nguồn lực như ngân sách nhà nước, vận động xã hội hóa, lồng ghép chương trình xây dựng nông thôn mới và những chương trình phát triển kinh tế - xã hội, các chính sách giảm nghèo được thực hiện đồng bộ tại tỉnh Tuyên Quang.
Đến cuối năm 2020, tỉnh Tuyên Quang còn 19.137 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 9,03% số hộ dân toàn tỉnh. Năm 2021, tỉnh phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo giảm 2,1% (từ 9,03% xuống còn 6,93%). Để thực hiện, tỉnh đã chỉ đạo các ngành, các cấp và địa phương tiếp tục tăng cường tuyên truyền, các chính sách giảm nghèo bền vững đến người dân, nhất là người nghèo đồng thời tạo điều kiện giúp đỡ, hỗ trợ người nghèo chủ động phát huy nội lực, vươn lên thoát nghèo.
Tuyên Quang sẽ tập trung thực hiện các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2021; giúp người nghèo, cận nghèo tiếp cận và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn, gắn với việc hướng dẫn cách làm ăn và chuyển giao kỹ thuật vào sản xuất, hỗ trợ liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm... Cùng với đó, tỉnh tiếp tục phổ biến, nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả; đẩy mạnh chương trình đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm; thực hiện tốt công tác tiếp cận, theo dõi, hướng dẫn và trợ giúp kịp thời để người nghèo phát triển sinh kế.
Thông qua việc triển khai tổ chức thực hiện tốt các chương trình, dự án, chính sách dân tộc, xóa đói giảm nghèo, đã có tác động mạnh mẽ, giúp cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số về đời sống vật chất, tinh thần không ngừng được cải thiện; an ninh được giữ vững, trật tự, an toàn xã hội được đảm bảo. Đến nay, 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm xã, trên 90% số thôn bản có đường giao thông nông thôn; 100% số xã có điện lưới quốc gia đến trung tâm xã; tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi vào mẫu giáo đạt 100%; toàn tỉnh có 47 xã đạt chuẩn nông thôn mới, bình quân đạt 15,08 tiêu chí/xã và có 02 xã đạt chuẩn NTM nâng cao.
Để góp phần thực hiện thành công Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững trong năm 2021 và những năm tiếp theo, Sở Lao động - TB và XH tỉnh đã tham mưu thành lập Ban xây dựng Đề án Giảm nghèo bền vững tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021- 2025; chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng Dự thảo Đề án giảm nghèo bền vững tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021- 2025, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; tham mưu ban hành Kế hoạch số 56/KH-UBND ngày 17/4/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang về thực hiện chương trình giảm nghèo năm 2021; văn bản số 955/UBND-KGVX ngày 12/4/2021 về việc tăng cường công tác xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang; kế hoạch số 30/KH-UBND ngày 30/01/2021 về thực hiện Chương trình trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2021- 2030 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang…
Tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng chính sách xã hội, đặc biệt là các điểm giao dịch tại các xã, phường, thị trấn, các Tổ tiết kiệm và vay vốn của các tổ chức đoàn thể nhận ủy thác, duy trì tăng trưởng nguồn vốn tín dụng, đảm bảo đủ nguồn vốn đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ nghèo, cận nghèo và mới thoát nghèo. Gắn việc cung cấp tín dụng ưu đãi với việc hướng dẫn cách phát triển kinh tế, khuyến nông, khuyến công và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất cho hộ nghèo, cận nghèo; thực hiện có hiệu quả các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, các biện pháp, giải pháp tổ chức lại sản xuất, gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; thực hiện tốt chính sách đào tạo nghề, tư vấn giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn, nhất là lao động nghèo; chú trọng thực hiện tư vấn, giới thiệu việc làm và học nghề ở các xã, vùng tái định cư, vùng ít đất sản xuất và các xã xây dựng nông thôn mới; gắn dạy nghề với tạo việc làm đối với lao động nghèo. Tích cực phối hợp tư vấn, giới thiệu, hướng dẫn và tạo điều kiện hỗ trợ đối với lao động hộ nghèo đi lao động có thời hạn ở nước ngoài với thu nhập ổn định; quan tâm bố trí và thực hiện chính sách hỗ trợ ban đầu cho người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 15/6/2016 của liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính; tích cực tư vấn hỗ trợ đưa lao động đi làm việc tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh ở các tỉnh, thành phố trong nước. Theo báo cáo của các huyện, thành phố, ước thực hiện 6 tháng đầu năm 2021 toàn tỉnh tạo việc làm cho 14.640 người, đạt 66,6% kế hoạch việc làm, trong đó: tạo việc làm trong các ngành kinh tế tại tỉnh 9.272 người; lao động đi làm việc tại các tỉnh, thành phố trong nước 4.468 người, lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 238 người; tuyển sinh, học nghề 3.156 người/8.000 người, đạt 39,4%; trong đó trình độ: Trung cấp: 219 người (liên kết tuyển sinh đào tạo phân luồng); sơ cấp: 2.937 người; Tổng số tốt nghiệp: 2.032 người, trong đó trình độ: Cao đẳng 41 người; Sơ cấp 1.991 người.
Cùng với giải pháp cho vay vốn, các tổ chức, cá nhân còn hỗ trợ trực tiếp về lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu, tiền mặt, nhà ở, sinh kế cho các hộ có hoàn cảnh khó khăn, phù hợp với nhu cầu của từng người, gia đình, đến nay Tuyên Quang cơ bản không có trường hợp nào bị bỏ lại phía sau. Tuy nhiên từ năm 2021, mức thu nhập để xác định chuẩn nghèo sẽ cao hơn hiện nay, nên tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo ở Tuyên Quang chắc chắn sẽ tăng trong những năm tới. Đây là thách thức lớn trong quá trình thực hiện mục tiêu cơ bản không còn hộ nghèo, hạn chế tái nghèo, nhất là trong bối cảnh chưa thể đẩy lùi được dịch Covid-19…
Vượt lên khó khăn, các sở, ngành, địa phương của Tuyên Quang tiếp tục chung tay thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, 06 tháng đầu năm 2021, Tuyên Quang đã thực hiện hỗ trợ 456.090 kg gạo cho 9.681 hộ với 30.406 khẩu. Trong đó 5/6 huyện hỗ trợ bằng gạo, riêng huyện Yên Sơn hỗ trợ bằng tiền cho các hộ tự mua gạo, tổng kinh phí trên 6,7 tỷ đồng. Ngoài ra có huyện Lâm Bình, Chiêm Hóa và thành phố Tuyên Quang được các tổ chức, cá nhân hỗ trợ 8.850kg gạo (cho 356 hộ với 1.468 khẩu). Tiếp nhận và cấp, phát quà do các đơn vị, tổ chức cá nhân, các nhà hảo tâm tặng cho hộ nghèo, cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn, các đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh, tổng số trên 16.000 suất quà, trị giá trên 7,1 tỷ đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2021 các huyện đã hỗ trợ hỗ trợ 23 nhà sập, hư hỏng do mữa bão, bị cháy kinh phí 521 triệu; 6 người chết, kinh phí 32.4 triệu; 05 người bị thương nặng, kinh phí 13.5 triệu/ người; trợ cấp thường xuyên cho trên 26.000 đối tượng, kinh phí trên 10 tỷ đồng.
Trên cơ sở định hướng của tỉnh, các huyện đã xây dựng kế hoạch giảm nghèo phù hợp với đặc thù của từng địa phương, giúp người dân thoát nghèo bằng nội lực. Dưới góc độ quản lý nhà nước, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Tuyên Quang ông Nguyễn Việt Hùng cho biết, ngoài những giải pháp trao sinh kế, hỗ trợ đào tạo nghề, tạo việc làm... được triển khai linh hoạt, tỉnh đang tập trung huy động nguồn lực, tích cực triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ lao động việc làm và đào tạo nghề, phát triển sản xuất, phát triển kinh tế của tỉnh; thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ đất sản xuất đối với hộ nghèo, chính sách hỗ trợ phát triển, bảo vệ rừng gắn với giảm nghèo theo quy định, để người dân được tiếp cận đồng bộ các chính sách an sinh xã hội. Ngoài ra Sở cũng tiếp tục vận động, huy động nguồn lực xã hội hóa để hỗ trợ làm nhà ở cho hộ nghèo, ưu tiên hộ nghèo có người cao tuổi, người khuyết tật, hộ nghèo ở vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, hộ nghèo ở các xã xây dựng nông thôn mới. Trong những năm tiếp theo, dù mức chuẩn xác định hộ nghèo nâng lên, Tuyên Quang vẫn kiên trì mục tiêu cơ bản phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân từ 2 đến 2,5%/năm trở lên theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2021-2025. Để đạt được điều đó, tỉnh Tuyên Quang tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của chính quyền và vai trò các tổ chức đoàn thể các cấp đến cơ sở đối với công tác giảm nghèo; chỉ đạo các cấp, các ngành trong tỉnh phát huy mọi nguồn lực, lồng nghép có hiệu quả các chương trình, dự án, tập trung giảm nghèo bền vững; hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn nhằm tăng cường cơ sở hạ tầng thiết yếu, tăng cường tính kết nối, phục vụ cho sản xuất và dân sinh ở các xã đặc biệt khó khăn; tăng cường năng lực, tạo điều kiện để người dân và cộng đồng tham gia thực hiện, tạo việc làm công; góp phần giảm rủi ro thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, đặc biệt trong tình hình dịch Covid-19 tiếp tục có những diễn biến phức tạp, tạo hiệu ứng xấu tới tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, thu nhập và mục tiêu giảm nghèo chung của tỉnh; Tích cực thực hiện công tác đào tạo nghề, tạo việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng và nhân rộng mô hình giảm nghèo phi nông nghiệp, khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh, đa dạng hóa sinh kế cho người nghèo; hỗ trợ đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài cho lao động thuộc hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số; cung cấp thông tin thị trường lao động, dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm, kết nối việc làm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân nhằm giảm tỷ lệ hộ nghèo, tái nghèo, có nguy cơ trở thành hộ nghèo, cận nghèo.
Đẩy mạnh hoạt động truyền thông và giảm nghèo với mục tiêu nâng cao năng lực, tăng cường cơ sở vật chất cho hoạt động thông tin nhằm nâng cao khả năng tiếp cận của người dân trên địa bàn nghèo; đảm bảo công bằng và thụ hưởng thông tin giữa các vùng miền, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững. Chỉ đạo, triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo bền vững, gắn với việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới./.
Lê Thiệu Tân/Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh
Nguồn tin: nongthonmoituyenquang.gov.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã