Học tập đạo đức HCM

Những người xin thoát nghèo ở vùng khó Mường Chà

Thứ ba - 23/02/2021 02:44
Những câu chuyện xin ra khỏi danh sách hộ nghèo đang dần có sức lan tỏa trong cộng đồng. Bằng ý chí và nghị lực, nhiều hộ dân tại nơi phên giậu Mường Chà đã và đang chủ động vươn lên thoát nghèo, quyết tâm xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Trưởng bản Huổi Ho, xã Mường Mươn - Lý A Dính (phải) cùng người chú Lý A Phổng viết đơn xin thoát nghèo.
Trưởng bản Huổi Ho, xã Mường Mươn - Lý A Dính (phải) cùng người chú Lý A Phổng viết đơn xin thoát nghèo.

Bản Huổi Ho, xã Mường Mươn có 41 hộ, 237 khẩu, 100% đều là hộ nghèo và cận nghèo. Trong đợt rà soát vừa qua, 3 gia đình có mối quan hệ ruột thịt cùng đi đầu xin thoát nghèo, mặc dù cuộc sống của họ còn gặp nhiều khó khăn gồm: Gia đình trưởng bản Lý A Dính và hai người chú là Lý A Phổng và Lý A Hờ. Ðó cũng là những gia đình tự nguyện xin thoát nghèo điển hình của huyện Mường Chà trong năm 2020.

Theo chia sẻ của trưởng bản Huổi Ho Lý A Dính, nhà có 6 khẩu nhưng chỉ có 2 lao động chính, bản thân anh Dính cũng không có công việc ổn định. Thấy hoàn cảnh khó khăn, năm 2015 địa phương đã đưa gia đình anh vào danh sách hộ nghèo. Sau 5 năm trong danh sách hộ nghèo, đến tháng 11/2020 anh quyết định xin rút ra khỏi danh sách để nhường cho gia đình khác. Trưởng bản Dính tâm sự: “Mặc dù không có công việc ổn định nhưng mình luôn tâm niệm có sức khỏe thì phải tự lực vươn lên, không nên ỷ lại vào sự hỗ trợ của Ðảng và Nhà nước. Xã hội hiện giờ nhiều người còn khổ lắm, tại sao mình không nhường lại cho họ. Mình làm trưởng bản, cũng muốn làm gương cho bà con”. Miệng nói, tay làm, để trang trải cuộc sống, ngoài tích cực chăm sóc 2ha lúa và chăn nuôi gà, trâu kết hợp với trồng gần 2ha dứa, Trưởng bản Lý A Dính từ hai bàn tay trắng vượt khó thoát nghèo, đưa kinh tế gia đình từng bước đi lên. Anh cho biết thêm, dự tính trong năm nay thu nhập của gia đình lên khoảng 100 triệu đồng.

Ðối với anh em Lý A Phổng (sinh năm 1978) và Lý A Hờ (sinh năm 1995), cuộc sống chưa hết khó khăn, mặc dù người dân trong bản đều nhất trí đưa vào danh sách hộ nghèo nhưng hai anh không nhận mà quyết tâm nhường cho người khác. Bởi theo quan điểm của cả hai, đã gọi là hộ nghèo là phải thực sự khó khăn, phải thực sự cần sự giúp đỡ thì mới cho vào danh sách, còn bản thân họ với thu nhập hàng ngày từ làm nông nghiệp có thể tự trang trải cuộc sống gia đình.

Không muốn là gánh nặng cho Nhà nước và nhường chính sách hỗ trợ cho những gia đình đang khó khăn hơn nên dù cuộc sống chưa thực sự no đủ nhưng gia đình anh Cháng A Dế ở bản Huổi Quang II, xã Ma Thì Hồ và Vừ Chờ Nhè, bản Huổi Cang, xã Pa Ham cũng tự nguyện viết đơn xin thoát nghèo. Ðây là điều rất đáng trân trọng và cũng là tín hiệu đáng mừng về sự thay đổi nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số.

Chia sẻ về chính sách giảm nghèo của địa phương, ông Trang A Lử, Chủ tịch UBND huyện Mường Chà cho biết: Chúng tôi thường xuyên phối hợp tốt trong công tác tuyên truyền với Báo Ðiện Biên Phủ, Ðài Phát thanh - Truyền hình tỉnh để từ đó nhân rộng những cách làm hay, gương thoát nghèo tiêu biểu; lồng ghép tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh của Trung tâm Văn hóa - Truyền thanh- Truyền hình huyện; khuyến khích, động viên người dân phát triển kinh tế, từng bước xóa đói giảm nghèo; giúp cho hộ nghèo được vay vốn ưu đãi để tập trung phát triển kinh tế. Cùng với đó sử dụng nguồn vốn đầu tư để nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, nâng dần điều kiện sống của người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện về công tác giảm nghèo trên địa bàn. Qua đó số hộ nghèo giảm theo từng năm. Năm 2018 huyện Mường Chà còn khoảng 58% hộ nghèo; năm 2019 giảm xuống 53%; năm 2020 hộ nghèo còn 48%, đời sống người dân từng bước được nâng lên.
 

Nguồn tin: Nguyễn Quang Hợp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập168
  • Hôm nay34,561
  • Tháng hiện tại992,340
  • Tổng lượt truy cập91,055,733
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây