Học tập đạo đức HCM

Nông dân Quảng Bình rũ bùn đứng dậy sau lũ lớn

Thứ sáu - 18/12/2020 17:57
Lũ lớn chưa rút hết, lãnh đạo Bộ NN-PTNT liên tục thăm hỏi, chỉ đạo, hỗ trợ người dân Quảng Bình nói riêng, các tỉnh miền Trung nói chung gượng dậy tái thiết sản xuất…

Trong chuyến công tác tại Quảng Bình vừa qua, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến chỉ đạo: “Khẩn trương đưa giống gia cầm để tái thiết sản xuất. Chú trọng đến vụ rau màu. Phải đảm bảo đến Tết là bà con có thu nhập từ sản xuất”.

Tiếp sức cho nông dân 

Hai cơn lũ lớn tràn qua, hậu quả để lại cho người dân Quảng Bình quá nặng nề. Hàng ngàn ngôi nhà trong tỉnh bị lũ làm sập hoặc hư hỏng nặng, gần 5 ngàn tấn giống lúa bị hư hại, hầu hết gia súc, gia cầm bị chết, trôi. Hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng bị hư hại cần khắc phục ngay lên đến hàng trăm km. Quảng Bình thiệt hại trên 3.500 tỷ đồng, trong đó, riêng nông nghiệp gần 1.800 tỷ, chiếm tỷ trọng trên 50% tổng số thiệt hại.

Đoàn công tác của Bộ NN-PTNT thả tôm giống tại xã Bảo Ninh. Ảnh: N.Tâm

Đoàn công tác của Bộ NN-PTNT thả tôm giống tại xã Bảo Ninh. Ảnh: N.Tâm

Lũ chồng lũ, bão chồng lũ đã làm đảo lộn toàn bộ đời sống của người dân và ảnh hưởng nặng nề trên lĩnh vực nông nghiệp. Ông Mai Văn Minh, Giám đốc Sở NN-PTNT Quảng Bình cho biết thêm: “Trận mưa lũ lịch sử khiến gần 7.000 ha hoa màu, cây trồng của bà con nông dân Quảng Bình bị hư hại. Ngoài ra, nhiều diện tích nuôi trồng thủy sản, lòng bè và phương tiện khai thác thủy hải sản bị thiệt hại nặng nề...”.

Lũ chưa rút hết, Bộ NN-PTNT đã thành lập nhiều đoàn công tác về Quảng Bình để hỗ trợ, sẻ chia với bà con nông dân. Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đã giao Sở NN-PTNT Quảng Bình tiếp nhận 270.000 con giống gà, vịt. Số con giống này được đưa về và tổ chức nuôi một thời gian rồi phân bổ cho các địa phương. Sau đó, chia ra mỗi hộ 50 - 100 con.

Thứ trưởng đề nghị: “Giao cho cơ quan thú y, khuyến nông hỗ trợ các hộ dân trong việc hướng dẫn bà con tu bổ chuồng trại, phun khử trùng, đảm bảo chăn nuôi được mới chuyển giao con giống. Những vùng chưa thể khắc phục hậu quả để tái nuôi thì phân bổ lần sau. Có như thế mới phát huy hiệu quả chăn nuôi hộ gia đình và tạo niềm tin cho bà con. Với số con giống này, bà con sẽ có thu nhập, có gà vị dùng trong dịp tết”.

Cùng đi với đoàn công tác của Bộ NN-PTNT còn có các doanh nghiệp đồng hành hỗ trợ bà con thức ăn chăn nuôi, hóa chất khử trùng, vacxin phòng bệnh cho vật nuôi…

Tại xã Bảo Ninh (thành phố Đồng Hới), Thứ trưởng Phùng Đức Tiến thăm hỏi, động viên người dân nuôi tôm bị thiệt hại do mưa lũ. Thứ trưởng cũng đã chứng kiến các doanh nghiệp hỗ trợ con giống tôm, thức ăn, chế phẩm sinh học… trị giá hàng chục tỷ đồng cho người dân.

Theo ông Bùi Bá Sự, Phó Tổng Giám đốc kinh doanh Tập đoàn Việt - Úc, để hỗ trợ người nuôi tôm ở miền Trung bị thiệt hại do mưa lũ, Tập đoàn đã triển khai chương trình hỗ trợ đợt 1 gồm 50 triệu con giống với trị giá trên 6 tỷ đồng.

“Trong đợt này, Tập đoàn hỗ trợ cho 5 trang trại nuôi tôm bị thiệt hại nặng ở Quảng Bình với số lượng 7 triệu con giống, có trị giá khoảng 1 tỷ đồng” - ông Sự cho biết.

Bà Bùi Thị Huỳnh Hoa, Giám đốc Công ty TNHH Khoa học Việt - Đức cũng đã trao hỗ trợ 12.500 gói chế phẩm men vi sinh trị giá 2 tỷ đồng cho các hộ nuôi trồng thủy sản 5 tỉnh miền Trung bị thiệt hại.  “Chúng tôi còn tổ chức 10 lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản cho bà con các tỉnh nhằm nâng cao hiệu quả nuôi trồng” - bà Hoa nói.

Đưa giống gia cầm đến người dân vùng lũ Quảng Bình. Ảnh: N.Tâm

Đưa giống gia cầm đến người dân vùng lũ Quảng Bình. Ảnh: N.Tâm

Trong cơn mưa dội bùn nặng hạt, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đội mưa thả những bao tôm giống đầu tiên xuống hồ nuôi để động viên bà con. “Với sự hỗ trợ kịp thời của các doanh nghiệp về chế phẩm sinh học an toàn vệ sinh hồ, con giống và thức ăn đảm bảo, bà con có thể yên tâm sản xuất và nhanh chóng có hiệu quả cao. Thu nhập mang lại giúp bà con đứng lên sau lũ dữ”- Thứ trưởng nói.

Những cánh đồng rau xanh trên ngọn lũ

Chúng tôi về rốn lũ An Thủy (huyện Lệ Thủy) một ngày giữa tháng 12. Bà con nông dân ở đây đang khẩn trương làm đất, chuẩn bị giống lúa để triển khai vụ đông xuân. Ông Lê Văn Quyết, Chủ tịch UBND xã cho hay, sau khi lũ rút, ngoài nhận hàng cứu trợ của mọi miền thì An Thủy cũng đã nhận được sự động viên kịp thời của Bộ NN-PTNT. Đó là hạt giống rau, giống lúa, con giống gà vịt đã kịp thời đưa về cho bà con sớm khắc phục hậu quả mưa lũ và tái thiết sản xuất.

Cũng theo ông Quyết, bà con trong xã đã nhận được gần 90 ngàn con giống gia cầm đảm bảo chất lượng để đưa về nuôi làm lưng vốn ban đầu.

Rau xanh sau lũ đã cho người dân thu nhập. Ảnh:  N.Tâm

Rau xanh sau lũ đã cho người dân thu nhập. Ảnh:  N.Tâm

Gia đình ông Nguyễn Văn Hải trong lũ bị trôi mất hết gần 100 con gà vịt. Sau khi tu sửa lại chuồng trại, ông được nhận hai chục con gà nuôi gây đàn. Đàn gà được chăm nên cũng chóng lớn. Ông Hải bộc bạch: "Sau này tui được nhận thêm hai chục con gà và vịt thả thêm nữa. Lứa đầu có mấy con vượt đàn nên tui khoanh nuôi riêng để thúc nhanh cho kịp có gà ăn tết. Số còn lại ra giêng là có thịt ăn hoặc bán. Lúc đó, đàn vịt cũng sẽ cho trứng mỗi ngày. Như vậy là quá tốt rồi”.

Trong lĩnh vực trồng trọt, Sở NN-PTNT Quảng Bình tiếp nhận từ Bộ NN-PTNT và phân bổ ban đầu cho nông dân 7 tấn giống lúa, ngô và 4,2 tấn hạt giống rau các loại. Ông Mai Văn Minh, Giám đốc Sở NN-PTNT Quảng Bình cho biết thêm: “Hiện, chúng tôi tiếp tục tiếp nhận và lên kế hoạch phân bổ về các địa phương 640 tấn lúa giống, 120 tấn ngô và 10 tấn rau từ nguồn hỗ trợ của Trung ương”.

Nhận được mấy bao hạt giống rau cải, bà Nguyễn Thị Hương (xã Gia Ninh, huyện Quảng Ninh) vội giục chồng ra đồng. Trên vạt đất lũ vừa rút, hai vợ chồng khẩn trương cuốc phơi đất cho ráo nước rồi bón lót phân chuồng, tra hạt giống.

Hơn tháng sau lũ, gặp lại bà Hương kể: "Sau khoảng 3 tuần, nửa sào rau nhà tui đã cho mớ rau sống đầu tiên. Tui nhổ, rửa sạch biếu cho mấy nhà chưa có rau xanh ăn. Phần còn lại nhổ cấy thêm diện tích. Khoảng tháng sau là rau tốt lắm, thu hoạch bán cũng được mấy chục ngàn. Bà con xung quanh chưa trồng được rau thì tui cũng vừa bán, vừa cho để ai cũng vui. Hạt giống nhà nước hỗ trợ thì mình cũng hỗ trợ lại cho bà con thôi”.

Những vườn rau trên vùng rốn lũ Hồng Thủy (huyện Lệ Thủy). Ảnh: N.Tâm

Những vườn rau trên vùng rốn lũ Hồng Thủy (huyện Lệ Thủy). Ảnh: N.Tâm

Huyện Lệ Thủy là một trong những địa phương bị thiệt hại nặng do mưa lũ. Ông Lê Văn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Lệ Thủy cho hay: “Ngoài khẩn trương ổn định đời sống nhân dân, chúng tôi chỉ đạo các cơ quan chức năng hướng dẫn người dân tiến hành khử trùng, tiêu độc, củng cố chuồng trại để đưa con giống vào phục hồi sản xuất. Khởi động nhanh cây rau màu vụ thu đông để có rau xanh cho bữa ăn hàng ngày”.

Có được nguồn giống hỗ trợ kịp thời sau lũ, hàng ngàn hộ dân các xã Hồng Thủy, Thanh Thủy, Cam Thủy…(huyện Lệ Thủy) chạy đua với thời tiết, tranh thủ những ngày hửng để làm đất, xuống phân. Hàng trăm ha rau đã lên xanh khi ngoài đồng xa lũ còn chưa rút hết.

Ông Nguyễn Văn Quang (xã Hồng Thủy) cho hay, khi đó, bà con muốn mua hạt giống rau về để gieo trồng nhằm có rau xanh ăn nhưng cũng không có nơi nào bán hạt giống. Đường sá đi lại đang còn khó khăn. May mà có được hạt giống rau của Trung ương, tỉnh đưa về cho bà con kịp thời.

“Nhà tôi trồng hơn sào rau xanh các loại. Sau lũ, đến đến nay là gần hai tháng đã thu hoạch được ba lứa rồi. Ngoài có rau ăn, nhà còn thu về được mấy triệu bạc cũng giải quyết được khó khăn trước mắt. Gần như bà con trong xã đều có thu nhập từ vườn rau mà được hỗ trợ hạt giống”- ông Quang hồ hởi nói.

Theo Tâm Phùng/nongnghiep.vn
https://nongnghiep.vn/nong-dan-quang-binh-ru-bun-dung-day-sau-lu-lon-d279940.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập119
  • Hôm nay33,491
  • Tháng hiện tại1,013,116
  • Tổng lượt truy cập91,076,509
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây