Học tập đạo đức HCM

Thái Bình trước thời khắc trở thành tỉnh nông thôn mới

Thứ năm - 17/12/2020 21:12
Sau 10 năm thực hiện Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới (NTM), Thái Bình đã thay đổi toàn diện. Cuộc sống của người dân được nâng lên rõ rệt…

Đến hết năm 2019, Thái Bình là 1 trong 9 tỉnh của cả nước có 100% xã đạt chuẩn NTM, 7/7 huyện đạt chuẩn NTM và thành phố Thái Bình hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.

Người dân Thái Bình vui mừng đi trên con đường nông thôn mới. Ảnh: Mai Chiến.

Người dân Thái Bình vui mừng đi trên con đường nông thôn mới. Ảnh: Mai Chiến.

Trái ngọt sau 1 thập kỷ

Là tỉnh đồng bằng ven biển, nằm ở phía Nam châu thổ sông Hồng, Thái Bình có địa hình tương đối bằng phẳng. Song, khi bắt đầu triển khai xây dựng NTM, tỉnh Thái Bình có điểm xuất phát tương đối thấp. Toàn tỉnh mới có 7 xã đạt 11 - 12 tiêu chí; 88 xã đạt 7 - 10 tiêu chí; 127 xã đạt 3 - 6 tiêu chí; 42 xã đạt 1 - 2 tiêu chí; 3 xã không có tiêu chí nào đạt; bình quân toàn tỉnh năm 2010 đạt 5 tiêu chí.

Các cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ kinh tế, xã hội khu vực nông thôn hầu hết chưa đạt chuẩn theo Bộ tiêu chí quốc gia về NTM. Năm 2010, bình quân thu nhập đầu người mới đạt 17 triệu đồng/người, tỷ lệ hộ nghèo là 9,16%.

Theo Sở NN-PTNT Thái Bình, khi bắt tay vào công cuộc xây dựng NTM, Thái Bình không chọn huyện điểm để chỉ đạo, mà chọn 8 xã điểm để xây dựng NTM gồm Vũ Phúc (thành phố Thái Bình), Nguyên Xá (huyện Vũ Thư), Thanh Tân (huyện Kiến Xương), An Ninh (huyện Tiền Hải), Hồng Minh (huyện Hưng Hà), Quỳnh Minh (huyện Quỳnh Phụ), Trọng Quan (huyện Đông Hưng) và Thụy Trình (huyện Thái Thụy). Đó là năm 2009.

Thời điểm đó, Thái Bình đã xây dựng Bộ tiêu chí xây dựng NTM, áp dụng riêng trong toàn tỉnh với 43 chỉ tiêu trước khi Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia xã NTM tại Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009.

Được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp từ Chính phủ đến các Bộ, ngành Trung ương; với sự quyết tâm cao, hưởng ứng đồng thuận của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh nên Chương trình xây dựng NTM của Thái Bình bước đầu đã đem lại những kết quả ngọt ngào. Các xã Quỳnh Minh, Thanh Tân và Hồng Minh là những xã cán đích NTM đầu tiên trong tỉnh.

Đây là tiền đề để Thái Bình nhanh chóng định hướng lại cách làm, bứt phá mạnh mẽ trong công cuộc xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh. Đến hết năm 2015, toàn tỉnh đã đạt và vượt chỉ tiêu đề ra với 154 xã đạt chuẩn NTM (vượt 84 xã và bằng 220% so với mục tiêu Nghị quyết số 02-NQ/TU), huyện Hưng Hà đạt chuẩn NTM, số tiêu chí bình quân của các xã trong toàn tỉnh đạt 16,5 tiêu chí.

Mô hình liên kết sản sản xuất lúa BC15 của Tổng Cty Giống Cây trồng Thái Bình trên địa bàn huyện Kiến Xương. Ảnh: Mai Chiến.

Mô hình liên kết sản sản xuất lúa BC15 của Tổng Cty Giống Cây trồng Thái Bình trên địa bàn huyện Kiến Xương. Ảnh: Mai Chiến.

Với những kinh nghiệm sẵn có, chuyển sang giai đoạn (2016 - 2020), tỉnh Thái Bình tiếp đẩy mạnh phong trào xây dựng NTM ở các xã, huyện trên địa bàn tỉnh.

Giai đoạn này, Thái Bình đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2019 có 100% số xã đạt chuẩn NTM, 2 huyện trở lên đạt chuẩn NTM. Đến hết năm 2020 có 100% số huyện đạt chuẩn NTM, thành phố Thái Bình hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.

Với sự nỗ lực không ngừng của Đảng bộ, chính quyền các cấp và nhân dân trong tỉnh, năm 2020 Thái Bình đã hoàn thành mục tiêu, vượt trước 3 năm so với mục tiêu Đại hội XIX đề ra, được Chính phủ biểu dương. Thái Bình đang chờ ngày vui đón Bằng Công nhận tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.

Phải nói rằng, con đường trở thành “Tỉnh nông thôn mới” của Thái Bình trải qua một hành trình đầy chông gai, khó khăn và thử thách, nhưng rất đáng tự hào.

Hướng tới xây dựng NTM nâng cao, kiểu mẫu

Xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Thái Bình đã trở thành phong trào rộng khắp, được cả hệ thống chính trị và người dân hưởng ứng, tích cực tham gia. Qua đó đã phát huy được nhiều cách làm sáng tạo, góp phần huy động được nhiều nguồn lực đóng góp để thực hiện chương trình và giành được kết quả to lớn.

Đường giao thông ở Thái Bình được mở rộng, khang trang và sạch đẹp. Ảnh: Mai Chiến.

Đường giao thông ở Thái Bình được mở rộng, khang trang và sạch đẹp. Ảnh: Mai Chiến.

Bộ mặt nông thôn được đổi mới, cơ sở hạ tầng thiết yếu được nâng cấp, hệ thống chính trị ở cơ sở tiếp tục được củng cố. Thu nhập và điều kiện sống của người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao.

Mặc dù, đã đạt được những những thành quả đáng tự hào trong quá trình xây dựng NTM, nhưng Thái Bình không ngủ quên trên thành tích; luôn xác định xây dựng NTM có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc. Tất cả hệ thống chính trị tiếp tục nâng cao năng lực, giữ vững các tiêu chí, đẩy nhanh tiến độ để bước đến đích cuối, đó là NTM nâng cao, kiểu mẫu.

Ông Lê Nguyên Hoài, Phó Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Thái Bình chia sẻ, Thái Bình đã chỉ đạo các địa phương lựa chọn các xã đã “cán đích” NTM, đủ điều kiện để làm xã điểm xây dựng NTM nâng cao, kiểu mẫu theo Bộ tiêu chí xây dựng NTM nâng cao, kiểu mẫu mà tỉnh đã ban hành. Và, tỉnh xây dựng NTM nâng cao, kiểu mẫu đồng đều trên địa bàn toàn tỉnh.

Đến nay, Thái Bình đã có xã Thụy Chính (Thái Thụy) “đạt danh hiệu” xã NTM nâng cao vào năm 2019. Ngoài ra, có 11 xã đảm bảo hoàn thành các tiêu chí NTM nâng cao; các địa phương này đang hoàn thiện hồ sơ trình lên tỉnh.

Ông Hoài cho biết thêm, đến nay sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, tỉnh Thái Bình có 7 huyện, 1 thành phố, 10 phường, 9 thị trấn và 241 xã (trong đó có 4 xã của thành phố Thái Bình đang hoàn thành thủ tục công nhận thành phường).

Thái Bình phấn đấu, đến năm 2025, toàn tỉnh có khoảng 20% số xã đạt NTM nâng cao, 5% số xã trở lên đạt tiêu chí xã NTM kiểu mẫu; thu nhập đầu người đạt 78 triệu đồng/người/năm. Và, có trên 30% số xã trở lên đạt tiêu chí xã NTM nâng cao, 10% số xã trở lên đạt tiêu chí xã NTM kiểu mẫu, thu nhập đầu người đạt 85 triệu đồng/người/năm vào năm 2030.

Để đạt được mục tiêu trên, ông Hoài bộc bạch, thời gian tới, Văn phòng Điều phối NTM tỉnh Thái Bình tiếp tục chỉ đạo các địa phương giữ vững và nâng cao các tiêu chí. Tham mưu cho UBND tỉnh có cơ chế chính sách hỗ trợ các địa phương xây dựng NTM nâng cao, kiểu mẫu.

Nhà văn hóa thôn 10, xã Vũ Đoài được xây mới nhờ vào sức dân. Ảnh: Mai Chiến.

Nhà văn hóa thôn 10, xã Vũ Đoài được xây mới nhờ vào sức dân. Ảnh: Mai Chiến.

Vũ Đoài là một xã nghèo nằm xa trung tâm huyện, khi bắt tay vào Chương trình xây dựng NTM, địa phương này chưa có một tiêu chí nào đạt. Khó khăn chồng chất khó khăn. Các lãnh đạo địa phương đã ngồi họp với nhau để tìm ra hướng giải quyết, chọn tiêu chí dễ làm trước, tiêu chí khó làm sau.

Ông Nguyễn Quang Khánh, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Vũ Đoài chia sẻ, trong các tiêu chí thì tiêu chí giao thông là khó thực hiện nhất; bởi nguồn đầu tư lớn, hệ thống giao thông chưa liền mạch. Để tháo gỡ tiêu chí này, địa phương đã vận động nhân dân đóng góp ngày công, tiền mặt…

Trong quá trình triển khai xây dựng đường giao thông, địa phương đã có nhiều sáng kiến nên được UBND các cấp khen và chọn là xã điểm về xây dựng đường giao thông nông thôn.

Với phương châm “lấy sức dân, dựa vào sức dân”, chính quyền và nhân dân đồng lòng hướng về 1 mục tiêu chung. Nhờ vậy, chỉ sau 4 năm (2010 - 2014) xây dựng NTM, Vũ Đoài đã “lột xác” ngoạn mục và nhanh chóng trở thành một trong những xã về đích NTM sớm nhất ở huyện Vũ Thư.

Kể từ đó, đời sống của người dân được nâng lên rõ rệt, thu nhập ổn định hơn. Bộ mặt nông thôn thay đổi nhiều, khang trang và sạch đẹp; không còn cảnh trời mưa thì lụt lội, trời nắng thì bụi mù.

Sau khi hoàn thành chặng đường xây dựng NTM, Vũ Đoài tiếp tục giữ vững; đầu tư, nâng cao các tiêu chí để sớm chạm đích xã NTM nâng cao.

Ông Vũ Văn Bốn, thôn 10, xã Vũ Đoài vui mừng nói, nhờ xây dựng NTM mà bà con làng xóm đoàn kết hơn, cùng nhau góp tiền lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng, ủng hộ ngày công xây dựng nhà văn hóa, sửa chữa đường làng, ngõ xóm… Tham gia xây dựng NTM, người dân cũng có nhiều cái mới hơn.

Theo Mai Chiến/nongnghiep.vn
https://nongnghiep.vn/thai-binh-truoc-thoi-khac-tro-thanh-tinh-nong-thon-moi-d279822.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập61
  • Hôm nay32,330
  • Tháng hiện tại1,011,955
  • Tổng lượt truy cập91,075,348
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây