Chúng chính là những HTX mang đúng bản chất tốt đẹp nhất của hợp tác, không chỉ Việt Nam mà được cả thế giới nhất là ở những nước tiên tiến đều thừa nhận vai trò và có những chính sách để khuyến khích phát triển.
Hiện Hà Nội có 229 HTX chuyên ngành loại này trong đó phân loại tốt 59, khá 69, trung bình 94, yếu 7, khả quan hơn hẳn so với các HTX thôn, xã kiểu cũ. Đặc điểm của chung của các HTX chuyên ngành là: Có quy mô thành viên siêu nhỏ (chủ yếu từ 7-50 thành viên); Cán bộ quản lý HTX (đặc biệt là người đứng đầu HTX Chủ tịch hội đồng quản trị, Giám đốc) thường là trẻ tuổi, có năng lực, trình độ (Đại học hoặc Cao đẳng); Có năng lực về vốn, đã tập trung đầu tư cơ sở vật chất phục vụ sản xuất và liên kết chuỗi như: kho lạnh, nhà lưới, cửa hàng giới thiệu sản phẩm, dây truyền sơ chế, chế biến…
Nhờ quy mô nhỏ và năng động, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm nên phần lớn chúng đã tổ chức sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm; xây dựng thương hiệu sản phẩm (bảo hộ nhãn hiệu gắn với truy suất nguồn gốc sản phẩm, tham gia đánh giá phân hạng OCOP). Đẩy mạnh xúc tiến thương mại phát triển thị trường đầu ra sản phẩm; ký kết hợp đồng tiêu thụ với các đơn vị có năng lực tiêu thụ sản phẩm (hệ thống siêu thị; cửa hàng tiện ích; cửa hàng thực phẩm sạch...).
Chủ động tham gia trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm tại các hội nghị, hội thảo, hội chợ, triển lãm. Hiệu quả thực sự nên các HTX chuyên ngành giống như những thỏi nam châm có sức hút mạnh với những người dân sở tại, làm cho họ tham gia một cách tự nguyện, phấn khởi. Thậm chí trong thực tế đã xuất hiện một số hình thức HTX kiểu mới chuyên ngành mà các thành viên HTX phần lớn có tư liệu sản xuất góp đất tổ chức sản xuất; các thành viên có phần tư liệu sản xuất (đất sản xuất nông nghiệp) và tích tụ tập trung ruộng đất thông qua việc thuê hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng đất sản xuất nông nghiệp.
Trong dòng chảy mạnh mẽ và trong lành của HTX chuyên ngành ấy, theo ông Nguyễn Văn Chí Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) Hà Nội đây là hướng đi cần phải khuyến khích nhất là đối với những địa phương có các HTX nông nghiệp đang ngừng hoạt động. Hiện nay, trên địa bàn Thành phố có 145 HTX nông nghiệp kiểu này tại 19/23 quận, huyện thị xã trong đó số lượng nhiều phải kể đến như huyện Sóc Sơn 46 HTX, Ba Vì 21 HTX, Mê Linh 14 HTX, Đông Anh 11 HTX…
HTX ngừng hoạt động, về khách quan, do các HTX nông nghiệp đã bàn giao hệ thống thủy lợi về Thành phố quản lý theo Quyết định số 41/2016/QĐ-UBND ngày 19/9/2016 của UBND Thành phố về việc ban hành Quy định phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực hạ tầng, kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội, trong đó có công trình thủy lợi nên không còn nguồn thu, ảnh hưởng hoạt động của HTX.
Về chủ quan, một số HTX không triển khai được hoạt động sản xuất kinh doanh bởi sự yếu kém nội tại của chính mình hoặc hoạt động cầm chừng, kém hiệu quả hay kinh doanh thua lỗ và không thể tiếp tục hoạt động do không đáp ứng được yêu cầu của thị trường ngày càng cao, cạnh tranh ngày càng gay gắt với các tư nhân, đại lý hay doanh nghiệp tư nhân.
Đi sâu hơn vào phân tích nguyên nhân, HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn thường có nhiều rủi ro về thiên tai, biến đổi khí hậu, dịch bệnh, thị trường, thành viên HTX là nông dân nên năng lực và khả năng thu hút đầu tư thấp. Môi trường hoạt động của HTX nông nghiệp chưa hấp dẫn để thu hút các tài năng trẻ về làm việc dẫn đến năng lực quản lý, điều hành của cán bộ hợp tác xã, nhất là năng lực người đứng đầu (Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc) của nhiều HTX nông nghiệp hiện nay còn hạn chế. Đây là nguyên nhân quan trọng dẫn đến những yếu kém, hạn chế của các hợp tác xã nông nghiệp.
Số nợ của HTX nông nghiệp đến thời điểm ngừng hoạt động thống kê được là nợ thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước là 1.575 triệu đồng tuy không nhiều nhưng chúng để lại một khoảng trống rất lớn về dịch vụ khi chỉ có các đại lý ở địa phương tham gia vào cung ứng. Họ thường chỉ chạy theo lợi nhuận, lấy lợi nhuận là trên hết nên nhiều yêu cầu về công ích của người dân bị bỏ ngỏ.
Theo Vân Đình/nongnghiep.vn
https://nongnghiep.vn/bai-ii-khuyen-khich-chuyen-nganh-nhung-phai-mo-them-dich-vu-d279814.html
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã