Học tập đạo đức HCM

Ông Trần Thái Nghiêm, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT TP Cần Thơ: Ứng dụng công nghệ 4.0 truy xuất nguồn gốc và tiêu thụ nông sản

Thứ bảy - 03/07/2021 00:44
Áp dụng công nghệ số 4.0 sẽ giúp người nông dân có nhiều cơ hội tương tác với khoa học kĩ thuật cũng như tiếp cận với nhu cầu tiêu thụ nông sản.
Ông Trần Thái Nghiêm, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT TP Cần Thơ. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Trần Thái Nghiêm, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT TP Cần Thơ. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Bộ NN-PTNT đang đưa ra hàng loạt giải pháp để đảm bảo tiêu thụ nông sản thông suốt trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp. ĐBSCL tình trạng tiêu thụ nông sản cũng đang gặp khó khăn như khoai lang, xoài, mít…NNVN có cuộc trao đổi với ông Trần Thái Nghiêm, PGĐ Sở NN-PTNT TP Cần Thơ xoay quanh vấn đề này.

Thưa ông, trong điều kiện dịch Covid-19 hiện nay tại TP Cần Thơ đã có những giải pháp nào để đảm bảo việc tiêu thụ nông sản cho bà con nông dân?

Đối với TP Cần Thơ hiện nay, tổ chức tiêu thụ nông sản theo xu hướng liên kết sản xuất trên lĩnh vực thủy sản, ngành hàng lúa gạo, cây ăn trái. Tuy nhiên, nhiều mặt hàng nông sản vẫn còn gặp khó khăn ở khâu liên kết. Đặc biệt hiện nay đang vào mùa rộ thu hoạch cây ăn trái như: dâu, mít, xoài, mận, ổi, bưởi…việc tiêu thụ các nông sản này còn gặp nhiều khó khăn trong điều kiện dịch bệnh Covid-19.

Trong thời gian qua ngành nông nghiệp cũng phối hợp với các địa phương đẩy mạnh khuyến cáo và hỗ trợ nông dân thực hiện các giải pháp kỹ thuật nhằm hạn chế việc neo trái cho niên vụ tiếp theo mang lại kết quả tốt hơn.

Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp khuyến cáo nông dân áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất nông sản nhằm đảm bảo an toàn và quảng bá, kết nối các đơn vị tiêu thụ nông sản hiện nay. Về lâu dài ngành nông nghiệp xúc tiến kêu gọi các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đến đầu tư các hệ thống bảo quản, chế biến nông sản, đặc biệt đối với ngành rau quả vì đây là vấn đề bức thiết hiện nay thành phố đang cần.

Thưa ông, TP Cần Thơ hiện nay có loại nông sản nào có nguy cơ gặp khó khăn trong bối cảnh dịch Covid-19? Tình hình tiêu thụ nội địa và xuất khẩu đang gặp những trở ngại nào?

Thông thường vào tháng 5-6, mùa mưa đến cũng là thời điểm cây ăn trái ở ĐBSCL vào vụ thu hoạch rộ. Điển hình như hiện nay, trái xoài đang vào vụ thu hoạch chính vụ nhưng tiêu thụ hết sức khó khăn không riêng ở Cần Thơ và tất cả các địa phương trong khu vực.

Riêng trong hệ thống nông nghiệp TP Cần Thơ cũng đưa ra chương trình tiêu thụ nông sản giúp bà con nông dân tại địa phương, đó là hình thức giúp tiêu thụ nông sản nội bộ. Ngành nông nghiệp Cần Thơ xác định đây là cái khó chung của vùng. Tuy nhiên cách làm đó không đánh động lớn đến xã hội nhưng để lại hình ảnh nông sản của thành phố, không khéo dẫn tình cảnh giải cứu là điều không nên. Mặc dù có kêu lên đi nữa, tiêu thụ 3 tấn xoài, 5 tấn mít, 10 tấn dâu không có ý nghĩa gì, nhưng đây là cách để xoay sở những nơi thật sự khó khăn.

Thu hoạch xoài trên địa bàn TP Cần Thơ. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Thu hoạch xoài trên địa bàn TP Cần Thơ. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Nói về tiêu thụ nông sản, hiện nay trên địa bàn TP Cần Thơ  tiêu thụ nông sản sang Campuchia và Trung Quốc bị ảnh hưởng dịch bệnh Covid - 19. Các mặt hàng nông sản trái cây như: vú sữa, dâu, xoài xuất sang Camphuchia, Trung Quốc, thường xuất đi bằng tiểu ngạch. Khi phía đối tác xuất khẩu có vấn đề xảy ra dịch bệnh như thời gian qua sẽ  ùn ứ hàng hóa của khu vực miền Tây, nhất là các mặt hàng nông sản không tiêu thụ được. 

TP Cần Thơ đã có một số HTX xây dựng mã vùng trồng. Việc hỗ trợ xuất khẩu sản phẩm trồng trọt và tiến độ xây dựng mã vùng trồng hiện nay tại TP Cần Thơ như thế nào?

Đối với việc cung cấp mã số vùng trồng, theo luật trồng trọt và Nghị định 94, đã giao UBND cấp tỉnh sẽ thực hiện cấp mã số vùng trồng trồng cho nông sản trên địa bàn. Về phía Bộ NN-PTNT là cơ quan hướng dẫn các địa phương cấp. Đến thời điểm này Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) đã gửi về TP Cần Thơ tiếp nhận 59 mã số vùng trồng với diện tích khá lớn để thực hiện cấp mã số vùng trồng, quản lý mã số vùng trồng và gắn với truy xuất nguồn gốc nông sản. Đây là hoạt động cần thiết, và đặc biệt có ý nghĩa cho nông dân, HTX hay doanh nghiệp.

Đến thời điểm này Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) đã gửi về TP Cần Thơ tiếp nhận 59 mã số vùng trồng với diện tích khá lớn. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Đến thời điểm này Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) đã gửi về TP Cần Thơ tiếp nhận 59 mã số vùng trồng với diện tích khá lớn. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Đối với các vùng sản xuất tập trung ngành nông nghiệp cũng định hướng gắn với Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, sẽ xây dựng theo từng vùng sản xuất tập trung theo quy mô diện tích lớn nhỏ khác nhau. Chẳn hạn chọn cây lúa là cây chủ lực của địa phương cho xây dựng cánh đồng lớn, còn cá tra xây dựng vùng sản xuất tập trung xuất khẩu và khu sản xuất con giống chất lượng cao…

Ngoài ra, còn một số đặc sản của từng địa phương nên xây dựng làm vùng nguyên liệu phục vụ cho các sản phẩm OCOP, đi kèm theo đó xây dựng nhãn hiệu và mã số vùng trồng hướng bà con nông dân sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng như VietGAP và Global GAP…

Được biết, bắt đầu từ năm 2021, ngành nông nghiệp TP Cần Thơ cũng đã tổ chức các buổi tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật từ trực tiếp, tập trung sang trực tuyến, các nền tảng mạng xã hội để phù hợp với tình hình dịch bệnh hiện nay. Ông có thể cho biết một số kết quả cũng như thuận lợi và khó khăn trong thời gian qua áp dụng hợp lực làm nông 4.0?

Dịch bệnh Codid -19 gây ra khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ nông sản. Nhưng xem đó là cơ hội để thúc đẩy tiếp cận công nghệ 4.0 vào trong sản xuất nông nghiệp. Đối với phương thức ngành nông nghiệp thời gian qua đã làm là chuyển giao khoa học kỹ thuật đến bà con nông dân bằng hình thức trực tiếp thông qua các lớp tập huấn nông dân và hội thảo đầu bờ. Nhưng hiện nay do ảnh hưởng dịch bệnh không tập trung đông người, chính vì vậy gây khó khăn cho các cán bộ trong ngành nộng nghiệp chuyển giao kỹ thuật đến bà con nông dân.

Vì vậy ngành nông nghiệp có giao cho Trung tâm dịch vụ nông nghiệp TP Cần Thơ đẩy mạnh công tác khuyến cáo theo từng thời điểm thông qua công nghệ 4.0 như các đài truyền thanh, mạng xã hội zalo, facebook đến từng nông dân hay các tổ chức THT và HTX trên địa bàn để người dân nắm rõ tình hình sản xuất của từng thời điểm mà có phương án phòng né sâu bệnh, khô hạn mặn một cách hiệu quả.

Việc áp dụng công nghệ số 4.0 nhằm để giải quyết những vướng mắc kỹ thuật hay nhu cầu tiêu thụ nông sản của bà con thông qua ứng dụng công nghệ này nhằm để kết nối. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Việc áp dụng công nghệ số 4.0 nhằm để giải quyết những vướng mắc kỹ thuật hay nhu cầu tiêu thụ nông sản của bà con thông qua ứng dụng công nghệ này nhằm để kết nối. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Từ đầu năm 2021 đến nay ngành nông nghiệp Cần Thơ đẩy mạnh từ phương thức tập huấn nông dân trực tiếp sang các hình thức hướng dẫn bằng các video hay clip theo từng các chuyên đề cụ thể gửi đến cổng thông tin điện tử của từng đơn vị hay lên các trang mạng xã hội bằng hình thức chính thống. Ví dụ, thay vì trước đây tổ chức tập huấn kỹ thuật hướng dẫn cho nhóm nông dân trồng lúa trong thời điểm phòng ngừa sâu bệnh chỉ khoảng 30-50 nông dân tiếp cận, nay áp dụng công nghệ 4.0 thì lượng phổ rộng sẽ lớn hơn rất nhiều giúp hàng ngàn nông dân có thể tiếp cận những kỹ thuật chuyển giao theo công nghệ.

Hiện nay ngành nông nghiệp Cần Thơ đang kết hợp với một doanh nghiệp công nghệ để áp dụng nền tảng số theo ứng dụng trên app điện thoại di động nhằm để giải quyết những vướng mắc kỹ thuật hay nhu cầu tiêu thụ nông sản của bà con thông qua ứng dụng công nghệ này để kết nối. Đối với cây trồng hay vật nuôi khi có dịch bệnh gì, nông dân dùng điện thoại chụp hình lại đưa lên app điện thoại, từ đó app sẽ phản hồi lại cho bà con nông dân.

Về lâu dài, theo đề án xây dựng đô thị TP Cần Thơ thông minh, ngành nông nghiệp cũng có đề xuất cây dựng công nghệ 4.0 theo nền tảng tương tác vừa giải quyết được vấn đề truy xuất nguồn gốc nông sản, vừa giải quyết được vấn đề tiêu thụ nông sản, hỗ trợ kỹ thuật và thông tin quản lý… 

Xin cảm ơn ông.

Theo Lê Hoàng Vũ - Ngọc Thắng/nongnghiep.vn
https://nongnghiep.vn/ung-dung-cong-nghe-40-truy-xuat-nguon-goc-va-tieu-thu-nong-san-d295553.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập117
  • Hôm nay31,547
  • Tháng hiện tại937,649
  • Tổng lượt truy cập91,001,042
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây