Học tập đạo đức HCM

Phát triển du lịch nông nghiệp nông thôn trong xây dựng nông thôn mới

Thứ sáu - 29/01/2021 02:59
Du lịch nông nghiệp nông thôn, du lịch cộng đồng đã tạo việc làm, tăng thêm thu nhập cho người dân, góp phần nâng cao chát lượng xây dựng nông thôn mới tại Thừa Thiên Huế

Những năm gần đây, công tác phát triển du lịch nông nghiệp nông thôndu lịch cộng đồng ở tỉnh Thừa Thiên Huế đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người dân trên địa bàn. Việc kết hợp phát triển du lịch nông thôn, du lịch sinh thái gắn với cộng đồng ngày càng chặt chẽ, bảo tồn gìn giữ các giá trị văn hóa đặc sắc của Huế, từ đó tạo đà cho du lịch Thừa Thiên Huế từng bước phát triển, ngày càng thu hút du khách thập phương đến tham gia dã ngoại.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã có một số tour tuyến kết hợp du lịch cộng đồng trải nghiệm sản xuất nông nghiệp như: trải nghiệm vườn thanh trà Thủy Biều (TP. Huế), mô hình trồng rau thủy canh, dưa lưới nhà kính hay các vườn hoa hướng dương trong lòng thành phố hoặc ở vùng Thủy Thanh (thị xã Hương Thủy), vườn rau sạch ở huyện A Lưới cũng thu hút đông đảo du khách...

Trung bình hàng năm, Thừa Thiên Huế đón được khoảng 300.000 lượt khách đến với loại hình du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng; doanh thu, thu nhập từ dịch vụ và du lịch nông nghiệp nông thôn ước đạt 50 tỷ đồng/năm; thu hút được nhiều lao động của vùng nông thôn, các thôn bản tham gia vào dịch vụ du lịch tại cộng đồng, góp phần tạo việc làm ổn định cho hàng trăm lao động và chuyển dịch thời gian nông nhàn sang các ngành nghề, dịch vụ phục vụ cho phát triển du lịch; nâng cao bước đầu nhận thức về du lịch cộng đồng và phát triển du lịch bền vững cho người lao động trong vùng có phát triển du lịch cộng đồng.

Bên cạnh đó, Farmstay, homestay, du lịch trang trại, du lịch cộng đồng là các loại hình cơ sở lưu trú du lịch mới xuất hiện trên địa bàn từ năm 2017. Các mô hình này là điểm nhấn cho sự trải nghiệm của khách du lịch về vùng đất nông nghiệp nông thôn hoang sơ cũng như các loại hình văn hóa cộng đồng, ẩm thực của các vùng khác nhau và của người dân bản địa.

Các loại hình du lịch này không chỉ thu hút khách du lịch mà còn góp phần phát triển kinh tế địa phương, hỗ trợ cộng đồng trong việc khai thác và bán các sản phẩm từ nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp cho khách du lịch và thị trường.

Farmstay tại A Lưới là mô hình mới

Ông Nguyễn Văn Phương – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định rằng, các Farmstay, homestay, du lịch trang trại, du lịch cộng đồng đang là mô hình phát triển du lịch khá bền vững với phương châm bảo vệ môi trường, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa cư dân bản địa, phát huy giá trị cảnh quan tự nhiên, sinh thái, giá trị nông, lâm nghiệp sẵn có trên địa bàn kết hợp phát triển sản xuất và phục vụ du lịch.

“Tuy nhiên, cơ chế về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai trong khai thác và phục vụ loại hình du lịch này còn lúng túng, chưa có quy định, hướng dẫn cụ thể; nguồn lực địa phương vẫn còn hạn chế, cơ sở vật chất, hạ tầng chưa được đầu tư đúng mức như hệ thống đường xá, cầu gỗ tạm bợ...; mô hình trang trại nghỉ dưỡng hoạt động chủ yếu dựa vào thời tiết và mùa vụ, lao động hoạt động theo thời vụ nên công tác quản lý mô hình vẫn còn gặp nhiều khó khăn; mô hình trang trại chỉ dừng lại ở mức nhỏ lẻ, tự phát và chưa thực sự được đầu tư bài bản...”, ông Phương nói.

Du khách có cơ hội trải nghiệm văn hóa cộng đồng

Để hoạt động của loại hình này được phát triển hơn nữa, ông Nguyễn Văn Phương cho hay đề xuất với Bộ NN&PTNT, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các ngành liên quan xem xét hướng dẫn về cơ chế quản lý đất đai trong khai thác phục vụ phát triển du lịch; hướng dẫn các địa phương trong công tác lập quy hoạch và xây dựng chính sách hỗ trợ phát triển sản phẩm dịch vụ đối với từng loại hình du lịch; Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn cho loại hình trang trại, HTX nông nghiệp kết hợp du lịch...

Mới đây tại buổi làm việc với Thừa Thiên Huế, ông Lê Đức Thịnh - Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) đánh giá cao hoạt động của các loại hình du lịch kết hợp với phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian qua.

Ông Lê Đức Thịnh khẳng định Thừa Thiên Huế là một trong những địa phương có tiềm năng để phát triển loại hình du lịch nông nghiệp nông thôn; tuy nhiên, để mô hình nói trên đạt hiệu quả hơn trong thời gian tới, đồng chí Lê Đức Thịnh đề nghị UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo các đơn vị, địa phương thực hiện tốt Nghị định số 52/2018/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn. Củng cố, xây dựng một số mô hình điểm nhấn về du lịch nông nghiệp nông thôn; rà soát lại các cơ chế, chính sách của địa phương nhằm đảo bảo việc quản lý đất đai, đào tạo nguồn lao động nông thôn, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm...

VPĐP NTM TTH (TH)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập77
  • Hôm nay23,674
  • Tháng hiện tại23,674
  • Tổng lượt truy cập91,197,403
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây