Học tập đạo đức HCM

Phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị trong xây dựng nông thôn mới

Thứ ba - 22/12/2020 21:25
Tỉnh Kiên Giang đã hỗ trợ xây dựng nhiều mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị, nâng cao thu nhập, nhằm đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới.
Tỉnh Kiên Giang đã hỗ trợ xây dựng nhiều mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị, nâng cao thu nhập, nhằm đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới. Ảnh: Ngô Út.

Tỉnh Kiên Giang đã hỗ trợ xây dựng nhiều mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị, nâng cao thu nhập, nhằm đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới. Ảnh: Ngô Út.

Ông Nguyễn Văn Vững, Phó Chánh Văn phòng điều phối nông thôn mới (NTM) tỉnh Kiên Giang cho biết, đơn vụ đã ký hợp đồng với Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai thực hiện 2 dự án phát triển sản xuất năm 2020 đã được UBND tỉnh phê duyệt. Cụ thể dự án Phát triển sản xuất cánh đồng lớn trên lúa, tôm từ nguồn vốn Trung ương và dự án Sản xuất lúa, tôm an toàn theo cánh đồng lớn từ nguồn vốn đối ứng của tỉnh.

Nguồn kinh phí để thực hiện các dự án này là hơn 47,7 tỷ đồng, trong đó nguồn ngân sách xây dựng NTM là 6,5 tỷ đồng, còn lại là vốn đầu tư phát triển sản xuất của nông dân trong vùng dự án.

Sản xuất lúa an toàn, giảm chi phí

Bà Nguyễn Thị Xuân Hương, Phó trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Kiên Giang, Chủ nhiệm dự án cho biết: Mục tiêu của dự án là nhằm giúp tăng thu nhập cho người dân nông thôn (thực hiện tiêu chí số 10 về thu nhập trong xây dựng NTM) nhằm đẩy nhanh quá trình xây dựng NTM. Tổ chức hướng dẫn, vận động và hỗ trợ nông dân ứng dụng các biện pháp kỹ thuật sản xuất đạt hiệu quả cao và bảo vệ môi trường, giảm giá thành sản xuất, tăng lợi nhuận, tăng thu nhập và cải thiện đời sống.

Hội thảo tập huấn kỹ thuật cho bà con nông dân tham gia mô hình sản xuất lúa, tôm an toàn theo cánh đồng lớn, giúp t8ang thu nhập đẩy nhanh quá trình xây dựng NTM. Ảnh: Ngô Út.

Hội thảo tập huấn kỹ thuật cho bà con nông dân tham gia mô hình sản xuất lúa, tôm an toàn theo cánh đồng lớn, giúp t8ang thu nhập đẩy nhanh quá trình xây dựng NTM. Ảnh: Ngô Út.

Hình thành vùng sản xuất tập trung, sản lượng lớn đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, tiêu dùng sạch, có gắn kết bao tiêu, thúc đẩy vai trò và hoạt động của hợp tác xã, phát huy thế mạnh trong liên kết sản xuất. Xây dựng cánh đồng lớn đạt tiêu chuẩn về quy mô, tạo sản phẩm đồng đều, chất lượng đáp ứng nhu cầu tiêu thụ theo xu hướng hội nhập. Chuyển giao khoa học kỹ thuật và phương thức tổ chức sản xuất tốt cho nông dân nhằm giảm chí phí đầu tư và giảm giá thành sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường sinh thái, giảm thiểu rủi ro và lây lan bệnh dịch, tăng giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng sản phẩm nông sản an toàn.

Thông qua dự án tạo được sự đoàn kết gắn bó, tương trợ giữa các hộ tham gia với nhau, từ đó nâng cao hiệu quả vận dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật vào sản xuất. Việc triển khai xây dựng dự án tạo điều kiện thuận lợi giúp nông dân ứng dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất theo hướng sản xuất giảm chi phí, nâng cao chất lượng. Dự án thành công, thông qua các cuộc hội thảo, tập huấn sẽ là nền tảng quan trọng trong việc hình thành các hợp tác xã hay cánh đồng lớn sản xuất hàng hóa tập trung theo từng vùng phù hợp theo quy hoạch của địa phương. Hình thành vùng sản xuất tập trung, sản lượng lớn đáp ứng nhu cầu thị trường, tăng giá trị nông sản và cải thiện thu nhập cho người sản xuất, góp phần đẩy nhanh quá trình xây dựng NTM tại địa phương.

Cụ thể, mô hình sản xuất lúa giảm chi phí, an toàn theo cánh đồng lớn năm 2020 triển khai được 1.175 ha thuộc địa bàn 5 xã tại 2 huyện An Biên và Giồng Riềng với quy mô 235 ha/xã. Các xã tham gia gồm: Thạnh Bình, Thạnh Hưng, Thạnh Hòa và Bàn Tân Định (Giồng Riềng), xã Đông Thái, Đông Yên (An Biên). Trong đó, nông dân đăng ký sản xuất 435 ha giống Đài Thơm 8 và 740 ha Jasmine 85, nguồn lúa giống đã được giao cho nông dân triển khai sản xuất.

Năm 2019, Văn phòng Điều phối Nông thôn mới tỉnh Kiên Giang đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh thực hiện Dự án sản xuất lúa, tôm giảm chi phí, an toàn theo cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh. Mô hình sản xuất lúa giảm chi phí, an toàn theo cánh đồng lớn triển khai 2.990 ha/địa bàn 13 xã tại 3 huyện Giồng Riềng, Gò Quao và Vĩnh Thuận.

Vụ Đông Xuân 2019-2020 thực hiện được 9 xã với tổng diện tích 2.020, tại Gò Quao (3 xã) và Giồng Riềng (6 xã). Nông dân đã thu hoạch xong, năng suất đạt từ 7,4-8,3 tấn/ha, tổng chi từ 13-19,4 triệu đồng/ha, lợi nhuận trung bình đạt 23,3 triệu đồng/ha. Vụ Hè Thu 2020 thực hiện 841 ha tại Gò Quao (1 xã) và Vĩnh Thuận (4 xã), nông dân đã thu hoạch xong, năng suất từ 5-5,6 tấn/ha, lợi nhuận bình quân hơn 15 triệu đồng/ha.

Để thực hiện dự án đạt kết quả, các đơn vị chuyên môn phối hợp với Ban Quản lý NTM xã và chính quyền địa phương chọn nông dân tham gia mô hình, cùng chính quyền và các ban ngành chức năng của địa phương cũng như các đơn vị phối hợp trong việc tổ chức phát động xây dựng mô hình, tổ chức tập huấn, cung cấp giống, vật tư, các biện pháp tiêu thụ sản phẩm. Những hộ nông dân, Tổ hợp tác và Hợp tác xã được lựa chọn tham gia xây dựng mô hình phải cam kết thực hiện đúng quy trình theo yêu cầu dự án.

Phối hợp với các đoàn thể ở địa phương nhân rộng mô hình, cùng với các ban ngành đoàn thể ở địa phương như Hội Nông dân, Thanh niên, Phụ nữ, Cựu chiến binh vận động nông dân, hội thảo, tập huấn để nông dân trong vùng tham gia mô hình và nhân rộng mô hình trong toàn vùng.

Cánh đồng lớn tôm - lúa

Không chỉ thực hiện tại các địa bàn chuyên canh lúa, mà dự án còn triển khai ở vùng canh tác luân canh lúa - tôm. Năm 2020, dự án phát triển sản xuất cánh đồng lớn trên lúa, tôm tại tỉnh, thời gian thực hiện từ tháng 9/2020 đến tháng 12/2021. Mô hình Cánh đồng lớn sản xuất lúa giảm chi phí, an toàn triển khai 1.880 ha tại 8 xã của 2 huyện Tân Hiệp và Hòn Đất, tổng số 523 hộ tham gia mô hình. Mô hình sản xuất tôm quảng canh cải tiến bằng chế phẩm sinh học triển khai 270 ha tại 3 xã của huyện Kiên Lương với sự tham gia của 135 hộ nông dân.

Không chỉ thực hiện tại các địa bàn chuyên canh lúa, mà dự án còn triển khai ở vùng canh tác luân canh lúa - tôm tại tỉnh, nâng cao nguồn thu nhập cho bà con nông dân ở các xã đang xây dựng NTM. Ảnh: Ngô Út.

Không chỉ thực hiện tại các địa bàn chuyên canh lúa, mà dự án còn triển khai ở vùng canh tác luân canh lúa - tôm tại tỉnh, nâng cao nguồn thu nhập cho bà con nông dân ở các xã đang xây dựng NTM. Ảnh: Ngô Út.

Mô hình sản xuất tôm theo hướng giảm chi phí, an toàn bằng chế phẩm sinh học triển khai 180 ha tại 2 xã Thuận Hòa và Đông Hưng A, huyện An Minh với sự tham gia của 90 hộ nông dân.

Năm 2019, Trung tâm đã phối hợp văn phòng điều phối Nông thôn mới thực hiện Dự án Phát triển sản xuất cánh đồng lớn tôm, lúa, triển khai trên địa bàn 4 huyện gồm: Hòn Đất, Tân Hiệp, An Minh và An Biên gồm 17 xã. Trong đó có 11 xã thực hiện mô hình cánh đồng lớn sản xuất lúa giảm chi phí, an toàn và 6 xã thực hiện mô hình sản xuất tôm theo hướng giảm chi phí, an toàn bằng chế phẩm sinh học.

Dự án còn thực hiện liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản trong mô hình thông qua việc kết nối Hợp tác xã hoặc Tổ hợp tác với doanh nghiệp thu mua nông sản. Thực hiện phương thức liên kết chuỗi sản xuất - tiêu thụ. Sử dụng vốn dự án đầu tư hỗ trợ yếu tố sản xuất đầu vào, hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân và tìm kiếm doanh nghiệp ký hợp đồng tiêu thụ.

Mô hình sản xuất tôm theo hướng giảm chi phí, an toàn bằng chế phẩm sinh học giúp nông dân đạt hiệu quả cao, tăng lợi nhuận, nhằm thực hiện tiêu chí nâng cao thu nhập trong xây dựng NTM. Ảnh: Ngô Út.  

Mô hình sản xuất tôm theo hướng giảm chi phí, an toàn bằng chế phẩm sinh học giúp nông dân đạt hiệu quả cao, tăng lợi nhuận, nhằm thực hiện tiêu chí nâng cao thu nhập trong xây dựng NTM. Ảnh: Ngô Út.  

Khuyến khích người sản xuất tập trung sản xuất hàng hóa theo nhu cầu của doanh nghiệp tiêu thụ để thu hút doanh nghiệp tham gia liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản cho dân, góp phần ổn định phát triển sản xuất, tăng thu nhập.

Trên địa bàn các xã thực hiện dự án tập trung chủ yếu vào điều kiện và kỹ thuật sản xuất lúa, tôm nhằm giảm chi phí, tăng năng suất, chất lượng. Dự án phục vụ nhu cầu cho nông dân đạt hiệu quả tốt, sẽ giúp nông dân ứng dụng tốt hơn trong sản xuất cho những năm tiếp theo, là cơ sở giúp cho vùng thực hiện dự án có định hướng tốt hơn trong việc phát triển sản xuất tại địa phương, mang lại thu nhập ổn định cho nông dân, góp phần tăng thu nhập bình quân cho người dân các xã. Từ đó giúp địa phương có mô hình duy trì, áp dụng và hoàn thành tiêu chí nông thôn mới, nhất là tiêu chí nâng cao mức thu nhập, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các tiêu chí xây dựng NTM.

Tăng thêm lợi nhuận tiền tỷ cho nông dân

Mô hình cánh đồng lớn sản xuất lúa giám chi phí, áp dụng '3 giảm, 3 tăng', tăng thêm thu nhập cho nhà nông.

Mô hình cánh đồng lớn sản xuất lúa giám chi phí, áp dụng "3 giảm, 3 tăng", tăng thêm thu nhập cho nhà nông.

Mô hình cánh đồng lớn sản xuất lúa giám chi phí, an toàn áp dụng kỹ thuật canh tác theo quy trình “3 giảm, 3 tăng” cho lợi nhuận bình quân 13-16 triệu đồng/ha, chi phí sản xuất giảm từ 10-15%, tương được giảm từ 1,3-1,5 triệu đồng/ha, năng suất tăng trung bình 10-15% so với nông dân ngoài mô hình. Tính trên tổng diện tích 1.800 ha nông dân tiết kiếm chi phí sản xuất tương đương 2,4 -2,8 tỷ đồng. Sản lượng lúa tương đương 11.280 - 13.160 tấn, nông dân có thu nhập tăng thêm từ 5,6 – 6,5 tỷ đồng, góp phần cải thiện cuộc sống người dân và từng bước thay đổi diện mạo nông thôn.

Theo Đ.T.Chánh - Phúc Nghi/nongnghiep.vn
https://nongnghiep.vn/phat-trien-san-xuat-theo-chuoi-gia-tri-trong-xay-dung-nong-thon-moi-d280075.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập122
  • Hôm nay29,429
  • Tháng hiện tại1,042,816
  • Tổng lượt truy cập91,106,209
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây