Học tập đạo đức HCM

Thái Nguyên nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân nông thôn

Thứ ba - 22/12/2020 22:04
Cùng với sự thành công trong xây dựng nông thôn mới, chất lượng cuộc sống của người dân vùng nông thôn Thái Nguyên không ngừng được nâng lên, được khám, chữa bệnh với sự phục vụ thuận tiện, chất lượng ngày một tốt hơn.

Y tế chuyên sâu khá phát triển

Ngành Y tế Thái Nguyên luôn được sự quan tâm chỉ đạo của Bộ Y tế, của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự phối hợp của các sở, ban, ngành trong tỉnh,...

Tới nay, hệ thống khám - chữa bệnh cả công lập và ngoài công lập trên địa bàn phát triển khá đồng bộ; toàn tỉnh có 01 bệnh viện tuyến trung ương, 02 bệnh viện tuyến tỉnh hạng I, 09 bệnh viện hạng II, 13 bệnh viện hạng III. Bên cạnh việc phục vụ nhân dân trong tỉnh, các cơ sở y tế nơi đây còn phục vụ khám và điều trị cho nhân dân các tỉnh lân cận.

Các bệnh viện trên địa bàn được đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng dịch vụ y tế; việc tăng cường cải tiến chất lượng, xây dựng cơ sở y tế “xanh – sạch – đẹp”, giảm thiểu tình trạng bệnh nhân nằm ghép luôn được ngành y tế và các bệnh viện nơi đây chú trọng thực hiện.

Vấn đề y tế chuyên sâu trên địa bàn tỉnh luôn được đẩy mạnh, nhiều kỹ thuật mới, kỹ thuật cao được triển khai như: ghép thận, can thiệp tim mạch, vi phẫu thuật,... 100% cơ sở khám - chữa bệnh đã kết nối thanh toán, giám định với cổng giám định điện tử của BHXH Việt Nam.

Y tế cơ sở được chú trọng đầu tư 

Những năm qua, Thái Nguyên đã quan tâm đầu tư cho y tế cơ sở, nhất là y tế thôn bản. Đến nay, toàn tỉnh có 96% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, hơn 90% số trạm y tế xã có bác sĩ, 98,4% số thôn, bản có nhân viên y tế hoạt động; 100% trạm y tế xã đủ tiêu chuẩn khám - chữa bệnh BHYT, 100% số xã kết nối thanh toán khám - chữa bệnh BHYT qua hệ thống mạng. Các trạm y tế xã đều sử dụng phần mềm quản lý khám chữa bệnh BHYT, phần mềm quản lý Y tế xã HMIS, quản lý tiêm chủng, quản lý các bệnh truyền nhiễm. Các xã duy trì tốt công tác khám - chữa bệnh ban đầu, đặc biệt là khám chữa bệnh BHYT cho đối tượng chính sách, trẻ dưới 6 tuổi, số lượt khám - chữa bệnh duy trì từ 0,7 – 1,0 lượt/người/năm.

03.JPG
Nhân viên Trạm Y tế Đông Cao đang tư vấn cho nhân dân

Ngoài ra, các xã còn tăng cường khám sức khỏe cho người cao tuổi, người nghèo; tổ chức tốt khám sức khỏe sơ tuyển nghĩa vụ quân sự; sàng lọc các bệnh lây và không lây nhiễm, chăm sóc sức khỏe sinh sản, cải thiện dinh dưỡng cho trẻ em... Nhờ làm tốt công tác khám - chữa bệnh ở cơ sở nên đã giảm đáng kể tỷ lệ bệnh nhân nặng phải chuyển lên tuyến trên; đồng thời nhiều năm liền trên địa bàn tỉnh không có dịch bệnh lớn xảy ra, không có các vụ ngộ độc thực phẩm diện rộng trên 30 người.

Niềm tin của người dân được nâng cao

Xã Đông Cao (Phổ Yên) về đích nông thôn mới từ năm 2016; trạm y tế của xã đã đạt chuẩn giai đoạn đoạn I năm 2006, chuẩn giai đoạn II năm 2019 nên công tác khám - chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn từng bước được nâng cao.

Bác sỹ Đinh Văn Chức, Trạm trưởng Trạm Y tế xã, cho biết: Trước đây cơ sở vật chất của trạm xuống cấp nhiều nên công tác khám - chữa bệnh cho nhân dân còn bị hạn chế. Từ tháng 8/2019, được sự đầu tư của nhà nước, trạm đã tiến hành sửa chữa, chỉnh trang dãy nhà cấp 4; năm 2020, nhà nước tiếp tục đầu tư thêm ngôi nhà 2 tầng, công trình cơ bản đã hoàn chỉnh, sắp đưa vào sử dụng. Xác định tuyến y tế cơ sở có vai trò quan trọng trong việc khám  - chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, những năm qua, cán bộ, nhân viên của trạm đã đoàn kết, nêu cao tinh thần trách nhiệm, chăm sóc bệnh nhân chu đáo, tận tình. Bởi vậy, số lượt khám - chữa bệnh cho nhân dân trong xã hàng năm đều tăng, người dân luôn yêu mến và tin tưởng đội ngũ y bác sĩ của trạm. Cụ thể, năm 2020, tổng số lượt khám - chữa bệnh tại trạm là 5.900 lượt; trong đó, chi phí khám - chữa bệnh cho người nghèo là 49 lượt, khám cho người thuộc hộ cận nghèo là 64 lượt, còn lại là các đối tượng khác; ngoài ra, trạm còn khám miễn phí cho người cao tuổi ở giai đoạn khác là 1.334 lượt.

02.JPG
Bác sĩ  ở Trạm Y tế xã Đông Cao khám bệnh cho trẻ em.

Bà Nguyễn Thị Bắc (xóm Đông, xã Đông Cao) bộc bạch: Tôi thi thoảng đến khám bệnh tại trạm, mỗi khi đến đây luôn được các y, bác sĩ thăm hỏi ân cần, hướng dẫn chu đáo. “Quả thực, bây giờ trạm được xây dựng khang trang, đội ngũ cán bộ luôn ân cần, niềm nở; chuyên môn và trang thiết bị được nâng cao nên chúng tôi cảm thấy yên tâm mỗi khi tới đây, nhất là với người cao tuổi, sức khỏe hạn chế như tôi”, bà Bắc nói. 

Những số liệu khám - chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã minh chứng được thế mạnh của một nôi đào tạo bác sĩ, minh chứng được hiệu quả của vấn đề xây dựng nông thôn mới... Tuy nhiên, đâu đó trên địa bàn tỉnh, đội ngũ y tế thôn bản còn chưa nhiệt tình với công việc do mức hỗ trợ quá thấp, không đáp ứng được cuộc sống. Nên chăng, tỉnh Thái Nguyên sớm đổi thay về vấn đề này, được như vậy, công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trong tỉnh sẽ còn tốt hơn.

Theo Đồng Nghiệp/kinhtenongthon.vn
https://kinhtenongthon.vn/thai-nguyen-nang-cao-chat-luong-cham-soc-suc-khoe-nguoi-dan-nong-thon-post39694.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập105
  • Hôm nay32,388
  • Tháng hiện tại1,045,775
  • Tổng lượt truy cập91,109,168
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây