Với quan điểm xây dựng NTM theo hướng chuyển từ lượng sang chất, trong đó xác định người nông dân là chủ thể, trực tiếp thực hiện và được thụ hưởng, trong quá trình triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM, tỉnh đã mạnh dạn sửa đổi, bổ sung các quy định, bộ tiêu chí, cơ chế quản lý, đồng thời sử dụng nguồn vốn ngân sách cùng các nguồn lực khác một cách hợp lý, tập trung đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng NTM, coi trọng công tác quy hoạch và phát triển các sản phẩm chủ lực, thế mạnh của địa phương, hướng đến xây dựng NTM nâng cao, kiểu mẫu.
Từ một tỉnh có xuất phát điểm thấp, bình quân 3,6 tiêu chí/xã, đến năm 2019, tiêu chí đạt được bình quân/xã là 16,1 tiêu chí. Công tác chỉ đạo xã dưới 05 tiêu chí sớm đạt được mục tiêu đề ra. Tỷ lệ số xã dưới 10 tiêu chí còn 8,8%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu mà Ban Chỉ đạo Trung ương đưa ra (Trung ương đặt chỉ tiêu phấn đấu tỷ lệ số xã dưới 10 tiêu chí còn khoảng 25%).
Nhiều địa phương đã bước vào giai đoạn xây dựng NTM nâng cao, kiểu mẫu, quan tâm chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, triển khai liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị. Phong trào khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu ở nhiều địa phương đã thúc đẩy NTM đi vào thực chất. Ngoài ra, Chương trình "Mỗi xã mỗi sản phẩm" OCOP cũng đã bước đầu đạt được những kết quả nhất định, góp phần thúc đẩy phát triển những sản phẩm đặc thù của địa phương. Đến nay, toàn tỉnh có 28 sản phẩm được tham gia đánh giá, phân hạng, đạt trên 47% so với mục tiêu giai đoạn 2018 - 2020.
Nông thôn ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh đã thay đổi tư duy làm nông nghiệp, bắt đầu quan tâm, chú trọng liên kết sản xuất, thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã, sản xuất theo chuỗi liên kết. Tư duy sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch được nông dân từng bước tiếp thu, ứng dụng. Từ đó, đời sống của người dân được cải thiện.
10 năm xây dựng NTM, để có được ngày hôm nay là nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị cùng sự chung tay của Nhân dân. Cụ thể, 10 năm qua, người dân trong toàn tỉnh đã đóng góp trên 870 tỷ đồng, trong đó hiến đất, tài sản, ngày công, công trình quy đổi thành tiền trên 504 tỷ đồng; tiền mặt trên 366 tỷ đồng.
Xác định xây dựng NTM thực chất là sự chuẩn hóa việc đầu tư phát triển cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn cho nên cách làm của tỉnh cũng linh hoạt, không bị gò bó, trói mình trong một khuôn mẫu, mô hình cụ thể. Tỉnh luôn xác định vai trò người nông dân là chủ thể trong xây dựng NTM, nên đã hỗ trợ, cổ vũ người nông dân làm giàu trên chính mảnh đất quê hương của mình. Bên cạnh đó, thực hiện Chương trình liên kết “bốn nhà” gồm nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học, Nhà nước được coi là “chìa khóa” để phát triển nền nông nghiệp hiện đại, tạo lực đẩy đưa lộ trình xây dựng NTM của tỉnh tiến nhanh hơn, vững chắc hơn. Sự gắn bó của bốn nhà này càng hiệu quả, càng chuyên nghiệp thì sẽ là động lực thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển theo chuyên môn hóa cao, tăng giá trị hàng hóa nông sản.
Đây là một cách làm mới, góp phần làm chuyển biến nhận thức, ý thức của người dân về phát triển kinh tế, tập quán sản xuất, chỉnh trang nhà ở, xây dựng hàng rào xanh, bảo vệ môi trường. Qua đó, phát huy tinh thần đoàn kết trong cộng đồng dân cư và huy động được sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong xây dựng NTM, hướng tới mục tiêu đưa nông thôn trở thành “nơi đáng sống” và “nơi muốn sống”.
Những kinh nghiệm từ thực tiễn và cách làm sáng tạo, chủ động đã giúp tỉnh triển khai hiệu quả việc xây dựng NTM, nông thôn kiểu mẫu. Với Quảng Bình, các tiêu chí xây dựng NTM không phải là mục tiêu hàng đầu mà quan trọng là phát huy và nâng cao đời sống của người dân khu vực nông thôn, trong đó đặc biệt xác định nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn là chiến lược phát triển của tỉnh với mục tiêu cao nhất là nông thôn phát triển bền vững, nông dân thật sự được hưởng những thành quả mà NTM đem lại.
Năm 2020, tỉnh tiếp tục phấn đấu có thêm tối thiểu 11 xã đạt chuẩn NTM, 12 xã đạt xã NTM nâng cao, 03 xã đạt xã nông thôn mới kiểu mẫu, 147 - 157 vườn mẫu NTM, 25 khu dân cư kiểu mẫu; đánh giá, xếp hạng 35 sản phẩm hiện có theo hướng sản phẩm OCOP; mỗi huyện, thị xã, thành phố có ít nhất 03 - 05 sản phẩm đạt từ 01 - 03 sao theo tiêu chuẩn sản phẩm OCOP”.
Ngoài ra, tỉnh sẽ đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền; tổ chức thực hiện chương trình bảo đảm chất lượng, thực chất, không chạy theo thành tích; tập trung phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho người dân, đặc biệt là người dân vùng sâu, vùng xa. Mặt khác, tỉnh cũng yêu cầu các xã đạt chuẩn NTM có kế hoạch, lộ trình cụ thể giữ vững nâng cao chất lượng các tiêu chí hướng tới mục tiêu xã NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu; đối với những xã phấn đấu đạt chuẩn năm 2020, các địa phương phụ trách cần tập trung chỉ đạo, ưu tiên phê duyệt thủ tục liên quan để các xã cán đích đúng lộ trình…
Theo Đặng Hà/quangbinh.gov.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã