Học tập đạo đức HCM

Quảng Nam: Cây “Nữ hoàng” là loài cây gì mà một năm huyện này hái trái ngon bán thu vài chục tỷ đồng?

Thứ tư - 03/02/2021 22:34
Cây măng cụt được mệnh danh là cây “Nữ noàng”. Trái măng cụt và là loại trái cây cao cấp. Hiện tại huyện Tiên Phước (Quảng Nam) đã trồng được 150ha cây măng cụt. Năm 2020, sản lượng trái măng cụt trồng ở huyện Tiên Phước ước đạt 200 tấn, doanh thu 30 tỷ đồng.
Trồng cây ăn quả nâng cao thu nhập cho nông dân
Ông Trầm Quế Hương - Chủ tịch UBND huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam cho biết, Đề án 548 của UBND tỉnh về phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại, du lịch sinh thái mang đặc trưng trung du xứ Quảng giai đoạn 2017-2025 đến nay đã qua 3 năm. 3 năm qua, các cơ quan, ban ngành, địa phương và nhân dân trong huyện đã triển khai có hiệu quả các cơ chế, chính sách khuyến khích hỗ trợ phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại đạt kết quả khá.
Tập trung chỉ đạo, tuyên truyền, vận động, hướng dẫn hỗ trợ người dân chỉnh trang vườn nhà, cải tạo mở mới vườn đồi, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, xây dựng mô hình, góp phần tăng đáng kể về diện tích cũng như sản lượng và mô hình  các loại cây ăn quả và cây đặc sản chủ lực trên địa bàn huyện.
Quảng Nam: Trồng cây “Nữ Hoàng”, một năm huyện thu đến vài chục tỷ đồng - Ảnh 1.
Tiên Phước (Quảng Nam) đang tập trung phát triển kinh tế vườn, trong đó cây ăn quả là cây chủ lực
Diện tích các cây trồng chủ lực đều vượt chỉ tiêu kế hoạch, trong đó có cây tiêu 160ha, thanh trà 320ha, lòn bon 350ha, quế 80ha, măng cụt 150ha, sầu riêng 124ha, cam, quýt 150ha, chuối 1.400ha, cau 640ha, dó bầu 300ha. 
Số mô hình vườn hộ đầu tư cải tạo, nâng cấp, chỉnh trang cơ bản đạt tiêu chí Vườn xanh sạch đẹp hiệu quả, mô hình Vườn điển hình trồng cây ăn quả, cây đặc sản tăng đáng kể. Toàn huyện có 549 mô hình trồng cây ăn quả và 100 mô hình trồng tiêu, với diện tích trên 350ha. 
Tổng diện tích vườn của huyện đến nay 5.882ha, tăng 586ha so với năm 2015, trong đó diện tích được cải tạo chỉnh trang bố trí cây trồng lý hiệu quả chiếm trên 68%. Chuyển đổi 400ha ruộng 1 vụ lúa sang lập vườn trồng cây ăn quả và trên 150ha đất trồng keo sang cải tạo lập vườn đồi.  
"Việc quy hoạch tổ chức các vùng sản xuất, vùng trồng cây ăn quả, gắn với kinh tế vườn hình thành rõ nét hơn. Nhiều giống cây trồng mới được di thực, trồng khảo nghiệm thích nghi với khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương sinh trưởng phát triển tốt. Giá trị sản xuất  kinh tế vườn tăng bình quân 60 triệu/ha (năm 2015) lên 120 triệu/ha (năm 2019). Hầu hết các loại cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm thu nhập gấp 4-5 lần so với sản xuất lúa.
Quảng Nam: Trồng cây “Nữ Hoàng”, một năm huyện thu đến vài chục tỷ đồng - Ảnh 2.
Trồng lòn bon cho thu nhập cao ở huyện Tiên Phước.
Quảng Nam: Trồng cây “Nữ Hoàng”, một năm huyện thu đến vài chục tỷ đồng - Ảnh 3.
Vừa phát triển kinh tế vườn kết hợp với du lịch tại chỗ nên nhiều đoàn du khách nước ngoài tìm đến Tiên Phước để du lịch
Thu nhập từ kinh tế vườn tăng bình quân 30 triệu/hộ (năm 2015) lên 50 triệu/hộ (năm 2019). Nhiều mô hình vườn hộ điển hình về thu nhập và hiệu quả kinh tế như: mô hình trồng tiêu Tiên Phước đạt 1 tỷ đồng/ha/năm; mô hình trồng măng cụt 450 triệu/ha/năm; mô hình trồng sầu riêng 500 triệu/ha/năm; mô hình trồng cam 250 triệu/ha/năm; mô hình trồng chuối 300 triệu/ha/năm; mô hình trồng lòn bon 250 triệu/ha/năm; mô hình trồng thanh trà 300 triệu/ha/năm…", ông Hương chia sẻ.
Đưa cây "Nữ Hoàng" mỗi năm thu 30 tỷ vào cây chủ lực
Cũng theo ông Trầm Quế Hương, trong các loại cây ăn quả được trồng tại huyện Tiên Phước, huyện đặc biệt chú ý đến loại cây Măng cụt, đây là loại cây được mệnh danh là cây "Nữ hoàng" và nó là loại trái cây cao cấp. Hiện đang được trồng tập trung tại các xã Tiên Mỹ, Tiên Châu, Tiên Cảnh, Tiên Kỳ, Tiên Sơn...
Quảng Nam: Trồng cây “Nữ Hoàng”, một năm huyện thu đến vài chục tỷ đồng - Ảnh 4.
Quảng Nam: Trồng cây “Nữ Hoàng”, một năm huyện thu đến vài chục tỷ đồng - Ảnh 5.
Cây măng cụt được mệnh danh là cây "Nữ Hoàng" có giá trị kinh tế rất cao. Tại huyện Tiên Phước riêng năm 2020 đã thu 30 tỷ đồng từ việc bán trái Măng cụt
"Đây là loại cây, thích nghi tốt với điều kiện thời tiết khí hậu, thổ nhưỡng đất đai ở nhiều địa phương trong huyện. Có nhiều ưu điểm, chống chịu tốt với điều kiện ngoại cảnh bất lợi, hạn hán, gió bão, chu kỳ kinh doanh dài trên 100 năm, thời gian thu hoạch lệch vụ so với cây Măng cụt trồng ở các địa phương khác, thường được giá, 100.000-200.000 đồng/kg…
Nhận thấy được giá trị kinh tế của loại trái cây cao cấp này, hiện nhân dân ở nhiều xã đang mở rộng diện tích  trồng cây măng cụt trong vườn nhà và mở rộng lên vườn đồi. 

Tổng diện tích cây măng cụt trên địa bàn huyện 150ha, trong đó nhiều nhất tại xã Tiên Mỹ trên 45ha. Năm 2020, sản lượng ước đạt 200 tấn, doanh thu 30 tỷ đồng. Xã Tiên Mỹ đã xây dựng dự án phát triển cây măng cụt giai đoạn 2020-2025, phấn đấu đến năm 2025 đạt diện tích 150ha, trở thành xã trọng điểm phát triển cây măng cụt của huyện", ông Trầm Quế Hương chia sẻ.
Quảng Nam: Trồng cây “Nữ Hoàng”, một năm huyện thu đến vài chục tỷ đồng - Ảnh 6.
Quảng Nam: Trồng cây “Nữ Hoàng”, một năm huyện thu đến vài chục tỷ đồng - Ảnh 7.
Trái Măng cụt tại huyện Tiên Phước ra khác mùa với các nơi, nên hiện mỗi kg trái Măng cụt có giá thành từ 100 đến 200.000 đồng/kg - Ảnh CTV
Ông Thái Nguyên Khoa (ở thôn Hữu Lâm, thị trấn Tiên Kỳ, Tiên Phước) đang gày dựng lại số cây ngã dổ do bão số 9 gây nên chia sẻ, mỗi năm sầu riêng, măng cụt cho thu nhập hơn 150 triệu đồng, nay thì bão đã lấy đi hết nhưng gia đình sẽ chăm trồng, hồi sinh vườn cây trái. Vì cây măng cụt là loại cây cho thu nhập cao khi nó ra trái.
Còn ông Huỳnh Bá Viên (thôn Trà Lai, xã Tiên Mỹ, huyện Tiên Phước) được nhiều thương lái tìm đến mua măng cụt. Gia đình ông Viên thường bán trọn gói tại vườn, riêng với hai cây sầu riêng lớn trước nhà mỗi năm cho thu nhập 40 triệu đồng.
Ông Trầm Quế Hương nói thêm, nhiều mô hình trồng cây ăn quả điển hình, cho thu nhập bình quân hằng năm từ 200-500 triệu/ha/năm như: mô hình trồng Tiêu của các hộ Bùi Tấn Bảy, Vũ Chí Công, Cái Văn Nể, Nguyễn Đình Lăng; mô hình trồng măng cụt của các hộ Phạm Ngọc Lương, Ngô Minh Hòa, Tăng Ngọc Chánh, Đồng Thanh Cường,  Phạm Mưu, Đồng Thanh Hương…
Quảng Nam: Trồng cây “Nữ Hoàng”, một năm huyện thu đến vài chục tỷ đồng - Ảnh 8.
Quảng Nam: Trồng cây “Nữ Hoàng”, một năm huyện thu đến vài chục tỷ đồng - Ảnh 9.
Người dân huyện Tiên Phước đang chọn cây măng cụt làm cây chủ lực tại huyện này - Ảnh CTV
"Tuy nhiên, cơn bão số 9, cơn bão mạnh nhất trong 20 năm qua, ảnh hưởng trực tiếp đến địa bàn huyện gây thiệt hại nặng nề lĩnh vực kinh tế nông nghiệp, nhất là kinh tế vườn, với 2.450 ha vườn cây ăn quả lâu năm/5.882 ha toàn huyện bị thiệt hại từ 30% trở lên (1.200 ha thiệt hại hoàn toàn trên 70%) nhiều mô hình trồng cây ăn quả, chỉnh trang vườn bị thiệt hại hoàn toàn trên 70%.
Ước tổng thiệt hại lĩnh vực nông nghiệp 790 tỷ đồng, trong đóchủ yếu  lĩnh vực kinh tế vườn, kinh tế trang trại khoảng 620 tỷ đồng. Dẫn đến sản xuất và đời sống đa số nông dân và người làm vườn trên địa bàn khó khăn, kiệt quệ, mất nguồn thu, thiếu vốn khôi phục sản xuất…", ông Hương nói thêm.
Để phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại, du lịch sinh thái mang đặc trưng trung du xứ Quảng, thời gian tới UBND huyện Tiên Phước sẽ xây dựng hình thành 5 vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung. Tăng diện tích các loại cây trồng chủ lực như, cây măng cụt từ 150ha tăng lên 300ha, vì đây là loại cây có giá trị kinh tế rất cao, sau đó đến cây tiêu 250ha, thanh trà 350ha, lòn bon 400ha, quế 200ha, măng cụt 300ha, cam 1000ha, cau 1.500ha, chuối 2.000ha, sầu riêng 200ha, dó bầu 1.000ha, bưởi 50ha…  
Trong 3 năm thực hiện Đề án 548 theo Phương án, Kế hoạch của các cơ quan, đơn vị, địa phương đã được UBND huyện phê duyệt đến 31/8/2020 là 142.392 triệu đồng. Trong đó, vốn đầu tư ngân sách nhà nước 32.288 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 22,6%, vốn của nhân dân 110.161 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 77,4%. Tổng số vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ sau đầu tư đã giải ngân ước đến 31/12/2020 là 20.050 triệu đồng. Năm 2020, UBND huyện đã phân bổ bổ sung kế hoạch vốn năm 2020 cho các cơ quan, đơn vị, xã, thị trấn để thực hiện Đề án 548 với tổng kinh phí 10.564 triệu đồng…
Theo Trương Hồng/danviet.vn
https://danviet.vn/quang-nam-cay-nu-hoang-la-loai-cay-gi-ma-mot-nam-huyen-nay-hai-trai-ngon-ban-thu-vai-chuc-ty-dong-20210203135753233.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập161
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm159
  • Hôm nay33,762
  • Tháng hiện tại1,028,492
  • Tổng lượt truy cập91,091,885
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây