Học tập đạo đức HCM

Tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để đất nước đổi mới, phát triển

Thứ bảy - 30/01/2021 05:18
(Chinhphu.vn) – Trả lời phỏng vấn báo chí, sáng 30/1, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung cho biết dự thảo văn kiện Đại hội nhấn mạnh nhiệm vụ đối ngoại phải phát huy vai trò tiên phong trong tạo dựng và gìn giữ môi trường hoà bình, tranh thủ điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển và đổi mới đất nước cũng như nâng cao vị thế trên trường quốc tế.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Xin Thứ trưởng cho biết những điểm mới, trọng tâm của đường lối, chủ trương đối ngoại được nêu trong dự thảo văn kiện Đại hội lần này?

Thứ trưởng Lê Hoài Trung: Trong nhiệm kỳ qua đất nước ta giành được những thành tựu có ý nghĩa rất quan trọng, nhiều dấu ấn nổi bật, trong đó có đóng góp của công tác đối ngoại, bao gồm đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước, ngoại giao Nhân dân và sự ủng hộ, tham gia tích cực, chủ động của các cấp, các ngành, địa phương, nhân dân và báo chí truyền thông.

Bên cạnh những thuận lợi như hoà bình, hợp tác, phát triển là xu thế lớn, quá trình toàn cầu hoá và liên kết kinh tế vẫn tiếp tục, cơ hội từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư…, cần hết sức chú ý đến những khó khăn, thách thức, phức tạp, nhất là những diễn biến mới hoặc vấn đề mới xuất hiện. Đặc biệt là những biến động rất lớn từ các thách thức an ninh phi truyền thống, biến đối khí hậu. Điển hình là tác động của dịch bệnh COVID-19 trong hơn 1 năm qua, hay đợt bão lũ lịch sử tại miền Trung, hạn mặn kỷ lục ở Đồng bằng sông Cửu Long, vấn đề an ninh mạng, tội phạm xuyên quốc gia, ma tuý…

Trên cơ sở đó, Việt Nam thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại đã đem lại những thành tựu phát triển của đất nước và nhận được sự ủng hộ rộng rãi của khu vực và cộng đồng quốc tế.

Đó là đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển. Việt Nam là bạn, đối tác trách nhiệm, tin cậy trong cộng đồng quốc tế. Đường lối đối ngoại đa phương hoá, đa dạng hoá và bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia, dân tộc dựa trên luật pháp quốc tế, bình đẳng giữa các quốc gia.

Nội dung dự thảo văn kiện lần này nhấn mạnh nhiệm vụ đối ngoại phải phát huy vai trò tiên phong trong tạo dựng và gìn giữ môi trường hoà bình, tranh thủ điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển và đổi mới đất nước cũng như nâng cao vị thế trên trường quốc tế. Và lần đầu tiên trong văn kiện của Đại hội nêu rõ 3 trụ cột gồm đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước, ngoại giao Nhân dân.

Để thực hiện được mục tiêu này, chúng ta phải xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại; đội ngũ cán bộ đối ngoại có năng lực cao hơn, có trình độ tốt hơn, toàn diện hơn.

Trong bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực có những diễn biến phức tạp, Việt Nam không chỉ là thành viên tích cực mà còn góp phần tạo môi trường quốc tế và khu vực thuận lợi hơn cho chúng ta. Hiện nay chúng ta có điều kiện năng lực tốt hơn để làm việc này. Cộng đồng quốc tế và khu vực cũng rất hoan nghênh, ủng hộ.

Vì vậy, cùng với việc tiếp tục nâng cao hiệu quả, làm sâu sắc hơn quan hệ song phương, thì lần này Đại hội cũng nhấn mạnh yêu cầu phải nâng tầm ngoại giao đa phương, tích cực tham gia xây dựng và định hình các luật chơi, các hoạt động, quy định cơ chế đa phương quốc tế.

Văn kiện lần này đã nêu rất rõ ngành ngoại giao phải theo dõi sát tình hình, ứng biến mau lẹ, khi tình hình quốc tế, khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường và có diễn biến mới, thực hiện tốt nhiệm vụ đặt ra cho công tác đối ngoại, đóng góp vào thực hiện các mục tiêu tổng quát và cụ thể mà Đại hội Đảng lần thứ XIII đặt ra.

Xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại

Với những điểm mới trọng tâm, với tâm thế mới, Bộ Ngoại giao sẽ có những giải pháp gì để hiện thực hoá mục tiêu đã đặt ra trong Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ XIII khi Nghị quyết được thông qua?

Thứ trưởng Lê Hoài Trung: Trước hết, nội dung Nghị quyết phải được quán triệt trong Bộ Ngoại giao, phổ biến đến các ngành, địa phương, đối tượng khác nhau, trong đó tập trung vào nội dung, phương hướng và các biện pháp chính được đề ra liên quan đến công tác đối ngoại trong nhiệm kỳ tới; cập nhật kế hoạch, chiến lược trong từng lĩnh vực.

Đơn cử, để tận dụng được thời cơ của kinh tế số, cách mạng công nghiệp lần thứ tư… chúng ta phải có những điều chỉnh chiến lược, kế hoạch ngoại giao phục vụ kinh tế.

Trong bối cảnh các vấn đề an ninh phi truyền thống trên thế giới có những diễn biến phức tạp như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, ngành ngoại giao phải làm tốt hơn nữa nhiệm vụ cảnh báo về những thách thức đó, đồng thời tranh thủ sự hợp tác quốc tế. Ví dụ chúng ta đang đề xuất Việt Nam là trung tâm lưu trữ thiết bị, vật tư y tế của ASEAN hay mới đây Việt Nam đã giới thiệu dự thảo nghị quyết và được các nước thành viên Liên Hợp Quốc thông qua lấy ngày 27/12 hằng năm là Ngày quốc tế sẵn sàng chống dịch bệnh.

Một điểm rất quan trọng trong dự thảo văn kiện Đại hội lần này là quan điểm xây dựng nền ngoại giao toàn diện và hiện đại. Toàn diện về phương thức, lĩnh vực hoạt động. Hiện đại không chỉ là máy móc mà chúng ta phải tranh thủ, tận dụng công nghệ số. Bộ Ngoại giao đã xây dựng chiến lược về quản lý tri thức, một khái niệm được sử dụng trong nhiều năm nhưng 5 năm qua, Bộ Ngoại giao đã đưa tư tưởng này vào hoạt động quản lý, hình thành quá trình khép kín, từ tạo ra tri thức, phổ hiến tri thức và quay lại tạo ra tri thức, góp phần nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ ngoại giao.

Bên cạnh đó, ngành ngoại giao sẽ tiếp tục coi trọng công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ tọng tâm, then chốt, xây dựng bộ máy trong sạch, hiệu lực, hiệu quả.

Ngành ngoại giao cũng sẽ thông tin cho các đối tác quốc tế về đường lối đối ngoại đã được Đại hội Đảng lần thứ XIII đề ra cũng như những biện pháp mà chúng ta mong muốn để cùng thúc đẩy quan hệ hợp tác vì lợi ích chung, vì hoà bình, ổn định và hợp tác ở khu vực và quốc tế.

Nhóm PV/Chinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập70
  • Hôm nay32,638
  • Tháng hiện tại1,047,120
  • Tổng lượt truy cập91,110,513
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây