Học tập đạo đức HCM

Thận trọng ồ ạt trồng sa chi!

Thứ ba - 21/04/2020 20:54
Ngành chức năng khuyến cáo người dân không nên chuyển đổi ồ ạt diện tích cao su, hồ tiêu sang trồng cây sa chi…
Chị Nguyễn Thị Nhung bên vườn sa chi 4 năm tuổi. Ảnh: Trần Trung.

Chị Nguyễn Thị Nhung bên vườn sa chi 4 năm tuổi. Ảnh: Trần Trung.

Trước thực trạng cây hồ tiêu chết hàng loạt, giá xuống thấp, nhiều hộ dân ở Bình Phước đã chuyển đổi sang trồng cây sa chi, được mệnh danh là “vua của các loại hạt”.

Giữa trưa nắng như đổ lửa, PV NNVN được hướng dẫn tới nhà chị Nguyễn Thị Nhung ở phường An Lộc, TX Bình Long, người đã chuyển đổi 5.000 m2 hồ tiêu sang trồng sa chi từ 4 năm trước.

Chỉ tay về phía rừng cây dây leo, chị Nhung cho biết, đó chính là cây sa chi. Chị Nhung chia sẻ, trước chị có hơn 5.000 m2 đất trồng tiêu nhưng không mang lại hiệu quả bởi dịch bệnh ngày càng nhiều, trong khi giá tiêu liên tục đi xuống. Đang loay hoay không biết chuyển đổi cây trồng nào cho phù hợp thì được một công ty ở Tây Nguyên giới thiệu về cây sa chi.

Sau thời gian nghiên cứu, trồng thử nghiệm, thấy cây sinh trưởng phát triển tốt, chỉ 4 tháng cây ra hoa, 6 tháng đã cho thu hoạch nên chị quyết định cải tạo và chuyển đổi diện tích đất này sang trồng cây sa chi. Với giá giống lúc đó chỉ 5.000 đồng/cây và nhờ tận dụng những trụ tiêu trước đó để làm giàn cho sa chi leo, nên chi phí đầu tư không nhiều.  

Hiện tại, công ty liên kết với chị bao tiêu với giá 20.000 đồng/kg khô, ước tính sản lượng đạt gần 5 tấn quả, sau khi trừ chi phí, chị có lãi vài chục triệu đồng.  

Anh Nguyễn Văn Hùng bên vườn sa chi 6 tháng tuổi. Ảnh: Trần Trung.

Anh Nguyễn Văn Hùng bên vườn sa chi 6 tháng tuổi. Ảnh: Trần Trung.

Cũng như gia đình chị Nhung, anh Nguyễn Văn Hùng ở xã Thiện Hưng, huyện Bù Đốp đã tận dụng 5.000 m2 tiêu già cỗi để trồng cây sa chi. Hiện vườn của anh đang vào vụ thu hoạch lứa đầu tiên.

Dẫn chúng tôi tham quan vườn, anh Hùng chia sẻ: Trước đây, kinh tế gia đình tôi phụ thuộc chủ yếu vào nguồn thu từ 2 ha tiêu. Nhưng 4 năm trở lại đây, cây tiêu liên tục mất mùa, giá lại thấp, thu không bù chi nên chuyển sang trồng thử sa chi. Theo hợp đồng bao tiêu sản phẩm ký kết với một công ty giá thu mua 17.500 đồng/kg quả khô, dự kiến vụ đầu chỉ thu được trên 1 tấn quả, sau khi trừ chi phí anh chỉ có lãi chút ít.

Ông Hà Quốc Tào (bên trái) thăm vườn sa chi của xã viên. Ảnh: Trần Trung.

Ông Hà Quốc Tào (bên trái) thăm vườn sa chi của xã viên. Ảnh: Trần Trung.

Bên cạnh các hộ dân, một số xã viên HTX trồng tiêu trên địa bàn tỉnh Bình Phước cũng đã chuyển đổi một phần diện tích tiêu sang trồng cây sa chi.

Ông Bùi Quốc Hay, giám đốc  HTX tiêu sạch Thiện Hưng cho biết, sau khi đã tìm hiểu, HTX đã triển khai cho 30 xã viên trồng cây sa chi với diện tích trên 15 ha. Sau gần 6 tháng xuống giống, hiện vườn cây của các xã viên vẫn đang phát triển.

Quả sa chi khô chuẩn bị xuất bán. Ảnh: Trần Trung.

Quả sa chi khô chuẩn bị xuất bán. Ảnh: Trần Trung.

Còn đối HTX tiêu sạch Thiện Hưng, do đây là loại cây trồng mới nên nhiều xã viên vẫn còn e ngại khi chuyển đổi cây trồng. Chính vì vậy, hiện chỉ có 4/21 xã viên HTX Thiện Hưng tham gia với diện tích trồng gần 2 ha.

Ông Hà Quốc Tào, giám đốc HTX tiêu sạch Thiện Hưng bộc bạch, còn quá sớm để khẳng định hiệu quả thực sự của cây sa chi mang lại. Hiện một số xã viên trồng thử nghiệm đang đợi kết quả, từ đó sẽ đánh giá để chuyển đổi sao cho phù hợp.

Quả sa chi tươi. Ảnh: Trần Trung.

Quả sa chi tươi. Ảnh: Trần Trung.

Tiến sỹ Nguyễn Văn Bắc, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước nhận định, loại cây này thích hợp với khí hậu, thổ nhưỡng Bình Phước. Nhưng đa số bà con trồng theo hướng tự phát, một số công ty hứa bao tiêu sản phẩm cho bà con nhưng chưa chắc chắn.

Chính vì vậy, trước khi ký kết hợp đồng thì người dân cần có những cam kết chặt chẽ về quyền lợi, trách nhiệm của công ty, thông qua xác nhận của chính quyền để có cơ sở pháp lý ràng buộc, nếu có vấn đề gì xảy ra thì chính quyền mới có thể hỗ trợ.

Quả sa chi khô. Ảnh: Trần Trung.

Quả sa chi khô. Ảnh: Trần Trung.

Tiến sĩ Bắc cũng cho rằng, không loại trừ nếu là công ty uy tín thì cây sa chi sẽ giúp bà con Bình Phước tìm được loại cây trồng thích hợp, giải bài toán tái cơ cấu cây trồng. Tuy nhiên hiện tại, địa phương chưa có quy hoạch trồng sa chi nên người nông dân phải cẩn trọng và không nên phát triển loại cây này ồ ạt, tự phát!

 
l

Nguồn tin: Trần Trung/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập113
  • Hôm nay44,559
  • Tháng hiện tại86,132
  • Tổng lượt truy cập91,259,861
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây