Học tập đạo đức HCM

Trồng hoa lan trên đất nuôi tôm, dưới thả cá koi, không ngờ có tiền tỷ bỏ túi

Thứ năm - 23/07/2020 18:43
Ngay trên đất nuôi tôm, những phụ nữ chân yếu, tay mềm này vẫn thu tiền tỷ từ nghề trồng hoa lan.

Xã Phước Lại, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An, quanh năm phèn chua; thường xuyên bị triều cường xâm lấn và thiếu nước ngọt trầm trọng vào mùa khô.

Nữ nông dân thu tiền tỷ từ trồng hoa lan trên đất nuôi tôm - Ảnh 1.

Chị Nguyễn Thị Ngọc Duyên và vườn lan hồ điệp thu tiền tỷ.

Đa phần người dân nơi đây làm nông nghiệp, như nuôi thủy sản nước lợ  với 420ha. Nhưng, chị Nguyễn Thị Ngọc Duyên lại chọn con đường trồng hoa lan - loại hoa khá đỏng đảnh, khi trồng trên môi trường thiếu đất sạch.

Theo chị Ngọc Duyên, chị khởi nghiệp trồng lan rừng từ đầu năm 2018. Hơn 1 năm qua, trong khu vườn rộng 800m2 trồng lan ngọc điểm, chị Ngọc Duyên dành hẵn một khu vực để thử nghiệm mô hình trồng lan rừng với phương pháp khí canh trụ đứng.

Tại đây, 200 trụ đứng bằng nhựa đang chen lấn nhau bởi những cây lan ngọc điểm con. Phía dưới khu vực trồng lan khí canh trụ đứng là một bể nuôi cá koi.

Về nguyên lý của giải pháp này, chị Ngọc Duyên cho biết, dựa trên nguyên lý hồi lưu nước từ hồ nuôi cá.

"Qua bể lắng sẽ tách đạm, chuyển hóa nitrat đến tưới cho lan qua ống nhựa khí canh trụ đứng, rồi thu lại nguồn nước. Quan trọng là lượng cá nuôi phải đảm bảo đủ quy trình cung cấp đạm không thừa hay thiếu", chị Ngọc Duyên chia sẻ.

Nhiều người trong giới trồng lan rừng cho biết, đây là phương pháp trồng lan rừng có một không hai.

Nếu thành công, mô hình này không chỉ đem về nguồn lợi lớn cho người trồng, mà còn mang đến nhiều khích lệ cho giới chơi lan rừng ở Việt Nam.

Họ đang rất nóng lòng muốn nhìn thấy thành quả của nữ nông dân đầy sáng tạo này.

Chị Ngọc Duyên tính, sau 12 tháng trồng lan theo mô hình này sẽ cho thu hoạch khoảng ½ sản lượng. Với sản lượng này người trồng sẽ hoàn vốn và sẽ có lời sau đó từ 20 - 22 triệu đồng/tháng.

Nữ nông dân thu tiền tỷ từ trồng hoa lan trên đất nuôi tôm - Ảnh 2.

Chị Nguyễn Ngọc Công Khanh (áo sáng) và khách hàng thu mua lan.

Phương pháp này giúp người trồng có thu nhập ổn định, tăng tỷ lệ khá giàu, tăng tỷ lệ lao động có việc làm, tăng thu nhập bình quân đầu người… tại địa phương.

"Mỗi năm từ nghề trồng lan rừng tôi có doanh thu 500 triệu đến 1 tỷ đồng", chị Ngọc Duyên bộc bạch.

Cũng như chị Ngọc Duyên, chị Nguyễn Ngọc Công Khanh (xã Long Thượng, huyện Cần Giuộc) trồng hoa lan không chỉ làm thú tiêu khiển mà còn là một nghề mang lại nguồn thu nhập lớn.

Chị Khanh chia sẻ, năm 2012, chị đầu tư trồng 18.000 chậu lan. Chỉ sau 2 năm chị đã mở rộng quy mô lên 8.000m2, với hơn 200.000 chậu lan.

Hiện tại, vườn lan của chị Khanh có 100 loại lan khác nhau. Mỗi năm chị cung cấp cho thị trường 200.000 chậu hoa.

Để thuận lợi cho việc buôn bán, chị liên kết với những hộ trồng lan tại Long An và TP.HCM để thành lập HTX Hoa Lan Việt.

Bên cạnh trồng hoa, chị còn cung cấp và phân phối cây lan giống cho các nhà vườn.

"Trồng lan không khó, nhưng phải yêu và kiên tâm với hoa thì mới thành công. Chính nhờ vậy mà doanh thu từ trại lan lên tới hàng trăm triệu đồng mỗi năm", chị Khanh thổ lộ.

Theo ông Nguyễn Văn Trầm - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Cần Giuộc, thời gian qua, trên địa bàn huyện con tôm là vật nuôi chủ lực của bà con nông dân.

Tuy nhiên, số người thành công trong nuôi tôm thì ít mà phá sản thì nhiều. Riêng với cây lan, một số nông dân đã chuyển dịch sang trồng, trong đó có những người từng nuôi tôm.

Ông Trầm đánh giá, đây là mô hình đang mang lại nhiều niềm hy vọng cho nông dân tại địa phương đang trong quá trình cơ cấu lại vật nuôi, cây trồng.

Nữ nông dân thu tiền tỷ từ trồng hoa lan trên đất nuôi tôm - Ảnh 3.

Hội quán nông dân do chính chị Duyên làm chủ.

Bởi đây là mô hình hiệu quả, mang lại nguồn thu nhập lớn, ổn định cho người trồng.

Cũng theo ông Trầm, tại xã Phước Lại đã thành lập "Hội quán nông dân" do chính chị Duyên làm chủ. Hội quán này sinh hoạt định kỳ nhằm chia sẻ kinh nghiệm về trồng lan cho nông dân.

Theo Trần Đáng/danviet.vn
https://danviet.vn/trong-hoa-lan-tren-dat-nuoi-tom-duoi-tha-ca-koi-khong-ngo-co-tien-ty-bo-tui-20200723090724097.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập127
  • Máy chủ tìm kiếm20
  • Khách viếng thăm107
  • Hôm nay30,698
  • Tháng hiện tại936,800
  • Tổng lượt truy cập91,000,193
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây