Học tập đạo đức HCM

Xã vùng cao thoát nghèo nhờ nông lâm kết hợp

Thứ hai - 27/09/2021 19:41
Xã Phúc Lương, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên là xã đặc biệt khó khăn với 95% số dân là đồng bào dân tộc thiểu số làm nông nghiệp, chăn nuôi, trồng rừng.
Cây chè là cây chủ lực để phát triển kinh tế của xã Phúc Lương. Ảnh: ĐT.

Cây chè là cây chủ lực để phát triển kinh tế của xã Phúc Lương. Ảnh: ĐT.

Trăn trở

Nhiều giải pháp xóa nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân trong thời gian qua đã phát huy hiệu quả, thu nhập bình quân hiện đạt 25 triệu đồng/người/năm (cao hơn 30% so với mục tiêu đề ra), hàng năm giảm 5% số hộ nghèo. Đến nay, xã đã đạt được 14/19 tiêu chí nông thôn mới, phấn đấu về đích trước năm 2025.

Trao đổi về tình hình kinh tế xã hội của Phúc Lương, ông Tống Văn Thiện, Chủ tịch UBND rất trăn trở với những giải pháp thoát nghèo của địa phương. Ông thẳng thắn đánh giá, thời gian vừa qua xã có nhiều khởi sắc, cơ sở hạ tầng được nhà nước đầu tư khá khang trang, đời sống của người dân được cải thiện nhiều, tuy nhiên để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế hàng năm 6,5%, đến năm 2025 đạt 35 triệu đồng/người/năm vừa được Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra, xã cần phải tìm được giải pháp có tính đột phá.

Cái khó của Phúc Lương hiện nay, như ông Thiện chia sẻ, là sức ỳ của người dân quá lớn. Đơn cử như về cây chè, được coi là cây kinh tế mũi nhọn của xã trong phát triển kinh tế nông nghiệp. Chè Phúc Lương so với mặt bằng của huyện thấp cả về chất lượng và sản lượng, nguyên nhân là kinh nghiệm trồng, chế biến chưa cao, người dân lại chưa chú trọng vào làm chè.

Năm nào xã cũng tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc chè nhưng người dân học xong bỏ đấy, không làm theo. Có một số hộ ứng dụng phương pháp làm chè mới, bán được tới 300 nghìn đồng/kg, hiệu quả đấy, nhìn thấy ngay đấy nhưng vẫn không chịu áp dụng. Xã đã có 3 trang trại, 5 gia trại, nhưng mô hình nhỏ, ít vốn, còn rụt rè lắm.

Chúng tôi đến xóm Thành Long, gặp trưởng xóm Tống Văn Tiến. Ông Tiến xởi lởi cho biết xóm vừa hoàn thành ghép từ 03 xóm là Cây Ngái, Cây Tâm, Hàm Rồng, đều là các xóm rất khó khăn của huyện, của tỉnh. Xóm hiện có 212 hộ, trên 820 khẩu, 97% là người dân tộc Tày. Hiện cả xóm chỉ còn 16 hộ nghèo, đấy là đã giảm nhiều lắm rồi, chứ 5 năm trước đây tỷ lệ hộ nghèo trên 40%.

Bình quân thu nhập khoảng 2 triệu đến 2,2 triệu đồng/người/ tháng, con số này là nhờ thu nhập của số hộ có nhân lực trẻ đi công ty và số cán bộ nghỉ hưu có chế độ “kéo” lên, chứ thực tế làm nông không đạt. Nếu tính số hộ khá trong xóm thì được khoảng 30% nhưng để có lợi nhuận đến 50 triệu đồng/năm thì ít hộ đạt.

Ông Tiến cho biết trong mấy năm vừa qua đã có hàng chục hộ trong xóm được  được Nhà nước hỗ trợ tiền mua máy nông cụ phục vụ sản xuất, như máy bơm nước, máy quạt thóc, máy chế biến chè các loại, máy cày, máy phun thuốc trừ sâu, máy thái sắn và một số loại máy nông cụ mini khác, phù hợp với mô hình phát triển kinh tế gia đình. Một số hộ có máy làm đất, máy đốn cúp chè ngoài việc sử dụng trong gia đình còn đi làm thuê hoặc đổi công cho các hộ khác, có thêm thu nhập đáng kể, từ đó, bắt đầu có lực để đầu tư vào chăn nuôi lợn, trâu, bò… để phát triển kinh tế.

Tuy nhiên, ông Tiến cho rằng nhiều hộ trong xóm tuy đã thoát nghèo nhưng chưa bền vững. Nguyên nhân khách quan thì do điều kiện tự nhiên, ruộng bãi đều phân tán và khá xa nhà ở, đường nội đồng cũng chưa được đầu tư, nên người dân có trồng cấy lúa cũng ít chăm sóc, thậm chí có diện tích thua lỗ ngay cả khi được mùa, còn nếu gặp thiên tai thì “mất cả chì lẫn chài” không có thu nhập.

Về chủ quan, người dân chưa chủ động quyết tâm áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Mặc dù nhiều năm nay, huyện và xã đã tập huấn quy trình làm chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP nhưng dân không làm theo vì năm đầu chuyển đổi chè sẽ giảm năng suất sản lượng, dân không có thu nhập để sinh hoạt hàng ngày. Hoặc, huyện hỗ trợ giống lúa, khuyến khích cánh đồng 1 giống nhưng các hộ vẫn mỗi nhà một loại, nhà lúa nếp, nhà lúa tẻ xen nhau, vì dân quen làm tự do rồi, không muốn phải tuân thủ quy trình kỹ thuật đúng thời gian quy định.

Cuộc sống của người dân vẫn còn nhiều khó khăn. Ảnh: ĐT.

Cuộc sống của người dân vẫn còn nhiều khó khăn. Ảnh: ĐT.

Thoát ỳ, vươn lên

Chị Ngô Thị Thịnh, 36 tuổi, Chủ tịch Hội phụ nữ xã, nguyên trưởng xóm Hàm Rồng, vừa tích cực tham gia công tác xã hội vừa chăm chỉ làm ăn phát triển kinh tế gia đình. Chị Thịnh cho biết gia đình chị có hơn 1 mẫu chè, chị tranh thủ các ngày nghỉ để chăm sóc và đổi công thu hái. Ở vùng đồng bào, muốn làm được việc thì phải có uy tín, cả về đạo đức, lối sống và cả trong làm ăn phát triển kinh tế.

Thời kỳ làm trưởng xóm, chị từng phải khóc nhiều vì “đi xin đất làm đường” không được người dân ủng hộ. Đến nay thì dân ủng hộ làm đường ghê lắm, trước đây nghèo chưa làm được chứ bây giờ sẵn sàng hiến đất, đóng góp tiền, nhân lực làm đường giao thông xóm, đường liên khu, đường ra đồng. Hiện xóm còn khoảng 6km đường liên khu chưa được cứng hóa, khi mưa xuống là rất vất vả, gọi bán chè, bán thóc lúa còn khó vì không có người vào mua.  

Ông Nguyễn Văn Quang, Bí thư Chi bộ, cũng là “đại gia” của xóm Thành Long cũng như cả 3 xóm trước đây là hộ tiêu biểu về chuyển đổi cách làm ăn. Năm 2005, ông Quang mạnh dạn thế chấp bìa đỏ để vay vốn ngân hàng mở cửa hàng buôn bán thức ăn chăn nuôi, phân bón, hàng tạp hóa các loại và đầu tư chăn nuôi mỗi năm từ 30-70 con lợn thịt.

Trên diện tích 8 sào đất ruộng, ông trồng cấy 2 vụ lúa bằng các loại giống mới cho năng suất, chất lượng cao, kết hợp xen canh trồng ngô, khoai tây và dưa bao tử vào vụ đông. Gia đình ông có cửa hàng thức ăn gia súc lớn nhất, nhì trong xã, phục vụ nhu cầu mua bán của nhân dân trong vùng. Không chỉ giúp kinh tế gia đình trở nên khá giả, ông Quang còn hỗ trợ bà con phát triển sản xuất, chăn nuôi thông qua việc cho nợ tiền vật tư, thức ăn gia súc và cả chia sẻ kinh nghiệm, phổ biến kỹ thuật mới.

Ông Quang cho rằng bà con trong xóm đã bắt đầu thay đổi tư duy về sản xuất hàng hóa, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Cùng với sự đầu tư về cơ sở hạ tầng của nhà nước, các hộ cũng tích cực vươn lên trong sản xuất, đặc biệt là tập trung vào nâng cao năng xuất, chất lượng cây chè để nâng cao thu nhập. Thông qua các mô hình trồng trọt và chăn nuôi, người dân sẽ nắm vững khoa học kỹ thuật, ứng dụng vào thực tiễn sản xuất để từ đó thoát nghèo bền vững.

Theo Đồng Thưởng - Âu Vượng/nongnghiep.vn
https://nongnghiep.vn/xa-vung-cao-thoat-ngheo-nho-nong-lam-ket-hop-d303693.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập63
  • Hôm nay38,591
  • Tháng hiện tại913,167
  • Tổng lượt truy cập90,976,560
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây