Làng quê hiện đại, đời sống văn minh
Yết Kiêu nằm ở vị trí thuận lợi, nơi tiếp giáp với thị trấn Gia Lộc và các xã lân cận, có Tỉnh lộ 395 và đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng chạy qua, sau sáp nhập (xã Gia Hòa, Yết Kiêu, Trùng Khánh thành xã Yết Kiêu), xã có diện tích rộng và dân số khá đông…
Dọc theo các tuyến đường giao thông được rải nhựa và bê tông hóa rộng rãi (100% tuyến đường trên địa bàn xã được hoàn thành với tổng chiều dài 73,197km), bên những ngôi nhà kiên cố, khang trang mọc san sát là thương mại, dịch vụ phát triển, hệ thống điện lưới quốc gia bao phủ rộng khắp; trường học, trạm y tế đạt chuẩn quốc gia… Yết Kiêu hôm nay trở thành vùng quê “không khác biệt” nhiều so với thành thị với cơ sở hạ tầng ngày càng khang trang, hiện đại, đời sống người dân ngày càng văn minh.
Ông Phạm Văn Du, Chủ tịch UBND xã Yết Kiêu, cho biết: Khi triển khai Chương trình XDNTM, Đảng bộ, chính quyền xã dựa vào sức dân, huy động mọi nguồn lực, lồng ghép các chương trình, dự án để đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở… Năm 2018, xã được tỉnh công nhận đạt chuẩn NTM .
Chương trình XDNTM đã huy động được sức mạnh to lớn, đồng sức đồng lòng từ phía nhân dân, người dân phấn khởi, cùng nhau thi đua lao động sản xuất, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, xây dựng gia đình văn hóa gắn với XDNTM, duy trì, củng cố, giữ vững danh hiệu làng văn hóa (16/16 làng được công nhận giữ vững danh hiệu), xây dựng cảnh quan, môi trường xanh - sạch - đẹp, an toàn, các hoạt động thông tin tuyên truyền, lễ hội, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao được đẩy mạnh, diễn ra sôi nổi sau ngày làm việc mệt nhọc đã nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân.
Phấn đấu trở thành xã NTM nâng cao
Cơ cấu lao động ở Yết Kiêu đang chuyển dịch mạnh, xã có hàng ngàn lao động đang làm việc tại các công ty trong và ngoài nước, mang lại nguồn thu chính trong phát triển kinh tế địa phương. Cùng với các chính sách hỗ trợ đầu tư của Nhà nước, ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản, dịch vụ… trên địa bàn phát triển khá, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế - xã hội (đạt 72,7%), giảm tỷ trọng nông nghiệp.
Bên cạnh đó, xã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi, đồng thời áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi; khuyến khích cá nhân, tổ chức thực hiện tập trung đất đai, thuê đất đầu tư phát triển kinh tế vùng sản xuất như: nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm (cung cấp giống gia cầm cho thị trường) và trồng rau màu vụ đôngi… Nhờ đó, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện, thu nhập bình quân năm sau cao hơn năm trước.
Trong 6 tháng đầu năm 2020, tổng giá trị sản xuất trên địa bàn ước đạt 427 tỷ 300 triệu đồng (đạt 55% kế hoạch năm), tăng 9,5% so với cùng kỳ năm 2019. Thu nhập đầu người ước đạt 45,5 triệu đồng/năm (năm 2019), tăng 2,275 lần so với thu nhập bình quân đầu người năm 2011 (20 triệu đồng/người); tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 1,69%; hộ cận nghèo chỉ còn 2,93%, xã không còn hộ đói, không còn hộ nhà tranh vách đất.
“Để Chương trình XDNTM phát huy hiệu quả bền vững, nâng cao thu nhập, chất lượng cuộc sống cho người dân, xã đang tập trung chỉ đạo đẩy mạnh phát triển kinh tế đi đôi với tiếp tục đầu tư xây dựng công trình hạ tầng cơ sở ở các thôn nhằm nâng cao các tiêu chí NTM…, từng bước phấn đấu trở thành xã NTM nâng cao”, ông Du chia sẻ.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã