Học tập đạo đức HCM

Trồng loại bí xanh thơm lừng từ lá đến quả, dân Ba Bể thu 200 triệu đồng/ha

Thứ bảy - 08/08/2020 03:32
Những năm qua, mô hình trồng bí xanh đã góp phần giúp nông dân huyện Ba Bể (Bắc Kạn) có thu nhập ổn định, bí xanh thơm trở thành một trong những cây trồng chính mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Đây còn là sản phẩm nông sản sạch, được người tiêu dùng nhiều nơi ưa chuộng.

Đang là thời điểm thu hoạch bí xanh thơm của nông dân huyện Ba Bể, dọc tuyến đường 258 có thể thấy nhiều hộ dân đã bày bán bí xanh ngay cửa nhà. 

Bí xanh thơm Bắc Kạn là cây trồng đặc sản bản địa của huyện Ba Bể. Trái bí có dáng thon dài, vỏ dày và cứng với các đặc điểm toàn bộ thân, lá, hoa và quả có mùi thơm đặc trưng.

Theo chị Đinh Tuyết Nhung - Giám đốc HTX Nhung Lũy, xã Địa Linh, huyện Ba Bể cho biết: Bí xanh là cây giảm nghèo của huyện Ba Bể, đặc biệt là 2 xã Yến Dương và Địa Linh. Toàn huyện Ba Bể có khoảng 75ha bí xanh, trong đó xã Yến Dương có khoảng 20ha.

Trồng loại bí xanh thơm từ lá đến quả, thu 200 triệu đồng/ha - Ảnh 1.

Sản phẩm bí xanh đã được chứng nhận OCOP.

"So với các cây trồng khác thì trồng bí đem lại giá trị cao gấp 10 lần, vì thế bà con ở đây rất chăm chút cây bí vì đây là nguồn thu nhập chính" – chị Nhung nhấn mạnh.

Giống bí xanh thơm này có ưu điểm nổi bật là thời gian sinh trưởng ngắn (từ 70-75 ngày). Cây sinh trưởng phát triển khỏe, nhánh gọn, ra hoa tập trung sau trồng 40-45 ngày. Bí xanh Ba Bể có 2 loại, loại vỏ màu xanh đậm và xanh phủ phấn trắng, trọng lượng từ 1,5 - 4kg/quả. 

Điều đặc biệt, cả thân, lá và hoa bí xanh đều có mùi thơm, khi chế biến có độ dẻo, mùi vị ngọt dịu hấp dẫn phù hợp thị hiếu người tiêu dùng.

Trồng loại bí xanh thơm từ lá đến quả, thu 200 triệu đồng/ha - Ảnh 2.

Sản phẩm bí xanh thơm từ lá đến quả.

"Bí được trồng theo hướng hữu cơ, sử dụng phân chuồng ủ hoai mục bằng men vi sinh để bón lót cho cây và sử dụng các phân vi sinh tưới cho cây. Và các chế phẩm sinh học để dẫn dụ ruồi vàng ủ các loại đạm cá, đỗ tương… để bổ sung các hàm lượng cho cây bí" - chị Nhung cho biết thêm.

Giống bí xanh thơm này rất dễ trồng và chăm sóc, phù hợp với đặc thù của các cộng đồng dân cư miền núi. Mặt khác thành phẩm rất dễ bảo quản vận chuyển xa, tối ưu lợi nhuận cho người trồng.

Bình quân 1ha bí xanh cho sản lượng khoảng 50 - 70 tấn, với giá bán buôn tại ruộng từ 4.000-7.000 đồng/kg, mỗi hecta thu được 280 triệu đồng, sau khi trừ các khoản chi phí còn lãi 180 triệu đồng/ha.

Trồng loại bí xanh thơm từ lá đến quả, thu 200 triệu đồng/ha - Ảnh 3.

Nông dân thu hoạch bí xanh.

Ông Nguyễn Tuấn Khanh - Phó Chánh Văn phòng điều phối xây dựng Nông thôn mới tỉnh Bắc Kạn cho biết: Khi tham gia vào chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của tỉnh bí xanh thơm Ba Bể đã được công nhận sản phẩm 3 sao, tuy nhiên mới công nhận sản phẩm thô, chưa đi vào chế biến sâu.

"Trong thời gian tới chúng tôi dự kiến sẽ tham mưu cho tỉnh sẽ có những chính sách để phát triển giống bí hiệu quả hơn nữa, mở rộng diện tích ở các xã lân cận có diện tích đất đai, thổ nưỡng khí hậu phù hợp với loại bí này" – ông Khanh nói.

Ngoài sản phẩm thô là quả và lá, chương trình OCOP còn tích cực sản xuất các sản phẩm tinh chế từ bí xanh, nâng cao giá trị của nông sản. Từ đây mở ra cơ hội việc làm cho người dân địa phương, dịch chuyển một phần cơ cấu kinh tế từ thuần túy nông nghiệp sang chế biến, tiến tới xây dựng thương hiệu và quy trình khép kín từ sản xuất nguyên liệu thô cho đến sản phẩm thương mại.

Ông Khanh cũng mong muốn tạo ra được một số sản phẩm chế biến sâu như nước bí ép, bí sấy… để đưa ra thị trường.

Trồng loại bí xanh thơm từ lá đến quả, thu 200 triệu đồng/ha - Ảnh 4.

Ba Bể hướng đến chế biến sâu các sản phẩm bí xanh.

Hiện tại Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là nơi tiêu thụ chính sản phẩm bí xanh Bắc Kạn. Với thị trường nội địa hơn 90 triệu dân và có truyền thống sử dụng bí xanh là một loại rau quả cũng như nước uống hàng ngày, tiềm năng phát triển của các sản phẩm bí xanh là rất lớn. 

Hứa hẹn trong tương lai không xa, thương hiệu bí xanh Bắc Kạn sẽ nhanh chóng trở thành một sản phẩm có tên tuổi, mang lại nguồn lợi kinh tế lâu dài, bền vững cho bà con vùng sâu vùng xa. 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập128
  • Máy chủ tìm kiếm7
  • Khách viếng thăm121
  • Hôm nay17,875
  • Tháng hiện tại997,500
  • Tổng lượt truy cập91,060,893
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây