Học tập đạo đức HCM

Cần quản lý và sử dụng hiệu quả các công trình nước sạch

Thứ hai - 22/06/2015 20:27

Cần quản lý và sử dụng hiệu quả các công trình nước sạch

Nhà máy Nước xã Tân Lộc (Lộc Hà) là một trong những điển hình về sự lãng phí trong việc đầu tư xây dựng.

Ở nhiều vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh, hiện nay, tình trạng nguồn nước ngầm bị nhiễm phèn đã gây khó khăn trong sinh hoạt của người dân. Để góp phần nâng cao chất lượng đời sống, đảm bảo sức khỏe cho nhân dân, nhiều năm qua, Nhà nước đã đầu tư xây dựng nhiều công trình nước sạch. Tuy nhiên, có những công trình chỉ hoạt động được một thời gian là xuống cấp, thậm chí, bỏ hoang, gây lãng phí nghiêm trọng.

Cần quản lý và sử dụng hiệu quả các công trình nước sạch

Nhà máy bỏ hoang khi vừa hoàn thành

Nhà máy Nước xã Tân Lộc (Lộc Hà) là một trong những điển hình về sự lãng phí trong việc đầu tư xây dựng. Được đầu tư gần 3 tỷ đồng, khởi công và hoàn thành trong năm 2007, công trình được kỳ vọng sẽ cung cấp đủ nước sạch cho hàng ngàn hộ dân trong xã. Tuy nhiên, khi bước vào giai đoạn hoàn thành cũng là lúc nhà máy phải đóng cửa và bỏ hoang cho đến nay. Qua tìm hiểu, nguyên nhân chính khiến công trình tiền tỷ vừa xây xong đã “đắp chiếu” là do các hạng mục như đường ống, nhà vận hành ngày càng bị xuống cấp trầm trọng, một số thiết bị mất trộm, hư hỏng do không được bảo quản.

Công trình đường ống và bể chứa nước tập trung tại xã Hộ Độ cũng không khá hơn. Trước sự khó khăn về nguồn nước của người dân nơi đây, đầu năm 2005, UBND tỉnh cho phép tiến hành triển khai dự án gần 3 tỷ đồng làm đường ống và 7 bể chứa nước tập trung. Tuy nhiên, đến nay, đã hơn 10 năm trôi qua, hàng ngàn hộ dân vẫn “khát nước”. Đặc biệt, trong những ngày nắng nóng, người dân phải chạy đôn, chạy đáo đi mua nước tại các khu vực lân cận để phục vụ sinh hoạt.

Cần quản lý và sử dụng hiệu quả các công trình nước sạch

Các hạng mục xuống cấp nghiêm trọng

Cùng “chung số phận” với 2 công trình nước sạch tại Lộc Hà là các công trình tại xã Đức Dũng, Đức Lạng (Đức Thọ), Hương Lâm (Hương Khê)...

Có thể nói, việc xây dựng các công trình nước sạch có ý nghĩa rất lớn đối với cộng đồng dân cư, nhất là khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Tuy nhiên, nếu không làm tốt công tác khảo sát, xây dựng, quản lý và sử dụng thì sẽ còn rất nhiều công trình tiếp tục “đắp chiếu” vì không phát huy được hiệu quả như kỳ vọng.
Ánh Nguyên
Theo baohatinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập159
  • Hôm nay69,176
  • Tháng hiện tại899,903
  • Tổng lượt truy cập92,073,632
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây