Học tập đạo đức HCM

“Bà đỡ” cho các mô hình liên kết phát triển sản xuất

Thứ ba - 23/06/2015 21:48
Hàng trăm mô hình chăn nuôi theo chuỗi giá trị, hàng chục mô hình rau - củ - quả trên cát hoang hóa ra đời qua cầu nối Hội Nông dân Hà Tĩnh thời gian qua đã minh chứng hiệu quả cho sự kết hợp “4 nhà” (nhà nước, nhà nông, nhà khoa học và doanh nghiệp). Nhiều miền quê đang từng bước thay đổi tư duy sản xuất, vươn lên làm giàu bền vững…

Đẩy mạnh chăn nuôi liên kết hàng hóa

Trước đây, gia đình chị Thái Thị Xuân (xã Sơn Thọ, Vũ Quang) chỉ nuôi vài ba con lợn, lời lãi chẳng đáng bao nhiêu, đó là chưa kể đầu ra bấp bênh và dịch bệnh. Mọi thứ thay đổi khi được Hội Nông dân tư vấn, chị mạnh dạn gia nhập tổ hợp chăn nuôi lợn liên kết thôn 2 - xã Sơn Thọ. Chị Xuân chia sẻ: “Tham gia tổ hợp, được công ty cung ứng đầu vào, bao tiêu đầu ra, tôi yên tâm mở rộng quy mô 50 con/lứa, lãi bình quân 40 triệu đồng/lứa. Tham gia dây chuyền sản xuất hàng hóa, tôi dần hoàn thiện và làm chủ quy trình sản xuất”.

“Bà đỡ” cho các mô hình liên kết phát triển sản xuất

Gia đình chị Thái Thị Xuân (Sơn Thọ - Vũ Quang) là một trong nhiều mô hình chăn nuôi lợn liên kết hiệu quả do Hội Nông dân tỉnh xúc tiến.

Mô hình của chị Xuân là một trong hàng chục mô hình chăn nuôi lợn liên kết do Hội Nông dân Hà Tĩnh xúc tiến. Với vai trò “bà đỡ”, hội đẩy mạnh tuyên truyền, vận động hội viên thành lập tổ hợp tác, HTX; tập huấn đào tạo nghề; hỗ trợ, tư vấn kỹ thuật, thiết kế xây dựng chuồng trại; tiếp cận vốn vay ưu đãi; ký hợp đồng cung ứng giống, thức ăn đảm bảo chất lượng và hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Đặc biệt, để giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả chăn nuôi, hội phối hợp với Tổng Công ty KS&TM Hà Tĩnh (Mitraco) đối chứng sử dụng các dòng thức ăn, giúp nông dân lựa chọn một cách phù hợp.

Ông Lê Tịnh - Tổ trưởng tổ chăn nuôi liên kết xã Kỳ Thư (Kỳ Anh) cho biết: “Được hưởng dịch vụ trả chậm thức ăn từ Công ty CP Thức ăn gia súc Thiên Lộc, bà con rất phấn khởi. Chúng tôi tin dùng sản phẩm vì giá cả cạnh tranh, tỷ lệ tiêu tốn thức ăn thấp, tốc độ tăng trọng của lợn tốt, tỷ lệ nạc cao”.

Giám đốc Công ty CP Thức ăn gia súc Thiên Lộc - Nguyễn Ngọc Phương chia sẻ: “Đáp ứng nhu cầu của hộ nuôi, công ty sản xuất 3 mã sản phẩm dành cho lợn siêu nạc: thức ăn A10 dành cho lợn cai sữa, S915 và S930 dành cho lợn thịt với sự nổi trội về chất lượng. Đồng hành cùng nhà nông, công ty cung ứng thức ăn tận chuồng, tư vấn quy trình sử dụng, vệ sinh phòng dịch, giảm giá 5% và cho bà con thanh toán trả chậm ”.

Ngoài chăn nuôi lợn liên kết, phát triển bò thịt chất lượng cao gắn trồng cỏ, ngô, cao lương cũng là mũi nhọn kinh tế. Hội Nông dân và Mitraco đã ký chương trình phối hợp “tuyên truyền - phối giống - sinh sản - xử lý thức ăn - tổ chức nuôi vệ tinh - thu mua chế biến”. Theo đó, tổ hợp tham gia sẽ được Tổng Công ty phối dòng tinh chất lượng cao. Bò nái trên 240 kg được phối các dòng C-harolaise, Red angus, Limousin, BBB; dưới 240 kg sẽ phối tinh Brahman, giúp cải tạo đàn nái nền, nâng cao hiệu quả.

Giám đốc HTX Chăn nuôi bò xã Ân Phú (Vũ Quang) Đoàn Đình Liễu cho biết: “HTX có 28 hộ tham gia nuôi bò liên kết với gần 120 con. Hợp tác với DN, chúng tôi được tập huấn kỹ thuật, xây dựng chuồng trại, cách sử dụng, chế biến thức ăn... Để tạo nguồn thức ăn, chúng tôi quy hoạch vùng trồng cỏ tập trung. Mục tiêu đặt ra là tăng đàn bò, diện tích đồng cỏ, theo đó, 1 con bò tương ứng với 1 sào cỏ”.

“Thực hiện đề án tái cấu trúc ngành nông nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng gắn xây dựng nông thôn mới, Hội Nông dân tỉnh và Mitraco tăng cường phối hợp, góp phần chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp từ manh mún, nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hóa theo hướng liên kết chuỗi giá trị, ưu tiên phát triển các sản phẩm chủ lực nhằm nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Sau 1 năm thực hiện, hàng chục mô hình nuôi bò, trên 70 mô hình nuôi lợn liên kết đã thành công và tiếp tục nhân rộng 250 mô hình quy mô vừa và nhỏ theo chuỗi giá trị” - Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Nguyễn Thị Nhuần chia sẻ.

Hiện thực hóa khát vọng biến cát thành “vàng”

2 năm trước, bãi cát trắng của thôn Quý Hòa - xã Cẩm Hòa (Cẩm Xuyên) luôn bỏng rát với nắng và gió, không ai dám mơ tới làm giàu. Thế nhưng, từ khi doanh nghiệp làm đầu kéo, cùng sự táo bạo, đổi mới tư duy sản xuất, áp dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại, các thành viên của HTX Rau - củ - quả Hà Trung đã “chế ngự” thiên nhiên, biến bãi cát mênh mông thành vùng rau tươi mát. Triền cát trắng 12 ha đang “nở hoa” với sum suê hành lá, củ cải, dưa hấu, mướp hương… đã hiện thực hóa khát vọng biến cát thành “vàng”.

“Bà đỡ” cho các mô hình liên kết phát triển sản xuất

Thông qua chương trình liên kết Hội Nông dân và Mitraco đã tạo điều kiện thuận lợi để HTX Rau - củ - quả Hà Trung (Cẩm Hòa - Cẩm Xuyên) ra đời, biến bãi cát mênh mông thành đồng rau tươi tốt. Ảnh: Chính Thu

Chị Trần Thị Việt Hà - Giám đốc HTX vui mừng: “Qua Hội Nông dân Hà Tĩnh, chúng tôi thành lập HTX liên kết với Mitraco để sản xuất rau. Tuy canh tác trong điều kiện hết sức khó khăn, song, được sự tư vấn, hỗ trợ về vốn, mặt bằng sản xuất, kỹ thuật... đã mang về những vụ rau bội thu với nguồn lợi khá”.

Tổng Giám đốc Mitraco Dương Tất Thắng cho biết: “Với vai trò đầu kéo, thông qua HTX, tổ hợp tác, DN thực hiện mô hình liên kết đa chủng loại. DN luôn chủ động các giải pháp, hợp tác trực tiếp với hội nông dân; phối hợp thành lập vệ tinh mở rộng quy mô; xây dựng chương trình tư vấn, tập huấn kiến thức, chia sẻ nỗi lo với người dân trong giai đoạn đầu; cùng các hội hỗ trợ kỹ thuật, vốn để người dân tin tưởng tham gia, tích cực tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm... Nhờ vậy, chương trình liên kết đã đạt kết quả nhất định, trong đó, Hội Nông dân đóng vai trò quan trọng”.

“Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục đẩy mạnh sản xuất lợn giống, lợn thương phẩm theo hướng hàng hóa, tổ chức lại các mô hình liên kết khác quy mô hơn, tiến tới xây dựng vùng sản xuất chuyên canh tập trung... tạo hiệu quả, thuận lợi cho DN lẫn người dân. Chúng tôi mong muốn DN người dân, chính quyền tôn trọng, sẻ chia, cùng hướng tới mục tiêu hợp tác lâu dài, liên kết bền vững, cạnh tranh với các đối tác bên ngoài” - Tổng Giám đốc Mitraco nhấn mạnh.

Theo: baohatinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập117
  • Hôm nay68,918
  • Tháng hiện tại899,645
  • Tổng lượt truy cập92,073,374
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây