Lãnh đạo tỉnh thăm mô hình trồng cam của gia đình anh Trần Quốc Viện (ở thôn Tân Hưng, xã Đức Lĩnh, huyện Vũ Quang) có quy mô 10 ha, doanh thu trên 1 tỷ đồng năm
Đặc sản bưởi Phúc Trạch (Hương Khê) – sản phẩm chủ lực của huyện Hương Khê với tổng diện tích 1.800 ha, trong đó 1.200 ha đã cho thu hoạch, sản lượng 19.000 tấn, doanh thu hàng trăm tỷ đồng/năm.
Trang trại tổng hợp (cam bù, chăn nuôi bò, bồ câu..) của anh Ngô Xuân Linh, xã Sơn Mai (Hương Sơn), quy mô 20 ha với gần 10 ngàn gốc cam các loại, gần 100 con trâu, bò và vài nghìn con bồ câu lấy thịt... doanh thu 4-5 tỉ đồng/năm, tạo việc làm thường xuyên cho 10 lao động và hơn 30 lao động thời vụ.
Chăn nuôi hươu – một trong những sản phẩm chủ lực, đem lại thu nhập cao cho người dân Hương Sơn.
Mô hình chăn nuôi bò sữa ở xã Đức Dũng (Đức Thọ) thuộc Công ty TNHH Khánh Giang được xây dựng trên diện tích 27 ha, quy mô chăn nuôi 500 con bò sữa
Trang trại chăn nuôi lợn nái quy mô 500 con của ông Lê Xuân Bính, xã Sơn Trà (Hương Sơn) tạo công ăn việc làm cho 10 lao động, doanh thu 2 tỉ đồng/năm.
Mô hình chăn nuôi lợn liên kết với doanh nghiệp, quy mô 6.000 con/lứa của ông Trần Nghệ Tịnh ở xã Cẩm Thăng (Cẩm Xuyên), doanh thu hơn 40 tỷ đồng/năm
Mô hình chăn nuôi bò thịt liên kết với Tổng Công ty KS&TM Hà Tĩnh của chị Nguyễn Thị Lý ở xã Trường Lộc (Can Lộc) quy mô 30 con.
Phát huy lợi thế của vùng bãi ngang thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản, chị Lê Thị Loan ở thôn Lâm Châu, xã Thạch Châu (Lộc Hà) đã mạnh dạn thuê 25 ha mặt nước đầu tư nuôi ngao, hến… Doanh thu bình quân 3,5 – 5 tỷ đồng/năm, giải quyết việc làm thường xuyên cho 15 lao động, với thu nhập bình quân từ 2,5 -3,5 triệu đồng/người/tháng.
Mô hình nuôi tôm của Công ty Growbest ở thị xã Kỳ Anh, doanh thu trên 40 tỷ đồng/năm
Mô hình nuôi vịt trời của anh Trương Đăng Thái ở thôn Long Giang, xã Thạch Khê (Thạch Hà) doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm
Hơn 5 năm thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, Hà Tĩnh có 11.965 mô hình, trong đó: 1.138 mô hình lớn (doanh thu trên 1 tỷ đồng), 1.275 mô hình vừa và 9.552 mô hình nhỏ. Những mô hình chăn nuôi lợn quy mô trên 1.000 con/lứa, chăn nuôi hươu, bò quy mô hàng trăm con, nuôi trồng thủy sản, trang trại cây ăn quả, sản xuất rau màu hàng chục ha... xuất hiện đều khắp từ miền núi đến đồng bằng, xuống vùng biển, đã phá vỡ tư duy “manh mún, nhỏ lẻ” từ nhiều đời nay của những người nông dân Hà Tĩnh và làm đổi thay nhiều vùng quê. Hà Tĩnh là tỉnh đầu tiên có quy hoạch sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chủ lực và đã xây dựng, vận hành thành công các mô hình trong nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp tăng trưởng nhanh, một số sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực có bước phát triển đột phá theo hướng hiện đại. Tái cơ cấu ngành nông nghiệp sớm được triển khai thực hiện (từ năm 2011), gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng mới, theo hướng “doanh nghiệp hóa, liên kết hóa, xã hội hóa, quốc tế hóa” theo chuỗi “vừa tập trung, vừa phân tán”... tạo sản phẩm có quy mô lớn, đồng nhất, tăng giá trị gia tăng, hiệu quả sản xuất. Trong hành trình xây dựng nên hàng nghìn mô hình phát triển sản xuất, người dân Hà Tĩnh luôn được “tiếp sức” bằng các cơ chế, chính sách kích cầu có hiệu quả của Nhà nước, chính quyền các cấp. Từ 2011-2015, cấp tỉnh đã ban hành hơn 10 nghị quyết, quyết định về khuyến khích, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp tham gia trên lĩnh vực phát triển sản xuất với gần 1.000 tỷ đồng được giải ngân. |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã