Tuy nhiên, để khôi phục và phát triển nghề sản xuất muối đang gặp nhiều khó khăn như hiện nay, bà con diêm dân cần sự đồng hành từ chính quyền địa phương, nhất là lấy lại niềm tin từ người tiêu dùng đối với muối biển Hà Tĩnh.
Diêm dân xã Hộ Độ (Lộc Hà) sản xuất vụ muối mới
Sau sự cố môi trường tại vùng biển Hà Tĩnh, Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản - Sở NN&PTNT đã lấy 7 mẫu muối sản xuất tại các đồng muối xã Kỳ Hà (TX Kỳ Anh) và các xã Thạch Châu, Hộ Độ (Lộc Hà) gửi cơ quan chức năng kiểm nghiệm chất lượng. Kết quả cho thấy, không phát hiện thủy ngân, xyanua, phenol trong các mẫu muối. Muối biển tại các đồng muối trên địa bàn tỉnh đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 8-2:2011/BYT.
Ông Phan Văn Dũng - Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản cho biết: “Về chất lượng thì bà con không phải lo lắng vì qua kiểm nghiệm kết quả an toàn. Các địa phương cần nắm thông tin kịp thời để tuyên truyền đến người dân, đặc biệt là thông tin đối với bà con diêm dân để họ yên tâm sản xuất”.
Có mặt tại xã Hộ Độ - địa phương có truyền thống làm muối lâu đời, chúng tôi nhận thấy bà con không mấy “mặn mà” với hoạt động sản xuất muối. Không chỉ bị phân tán tư tưởng sau sự cố cá chết bất thường, từ đầu năm đến nay, thời tiết mưa nắng thất thường, gió phơn tây nam hoạt động muộn cũng là những nguyên nhân khiến hoạt động sản xuất muối của diêm dân Hộ Độ gặp trì trệ.
Trước những lo lắng của diêm dân, chính quyền xã Hộ Độ đã tuyên truyền, vận động bà con tiếp tục sản xuất muối. Theo đó, xã và huyện sẽ hỗ trợ các hộ 2 triệu đồng/sào, đồng thời, hỗ trợ kỹ thuật để bà con yên tâm sản xuất. Năm 2015, toàn xã có 430 sào muối. Theo kế hoạch, năm 2016, toàn xã phấn đấu tăng diện tích lên 600 sào. Tuy nhiên, với tình hình hiện nay, việc đạt chỉ tiêu, kế hoạch là vô cùng khó khăn.
Niềm vui ngày được nắng
Tại đồng muối Kỳ Hà (TX Kỳ Anh) - vựa muối chiếm 70% sản lượng toàn tỉnh, không khí sản xuất muối cũng không mấy sôi động. Nếu như năm ngoái, toàn xã có gần 1.000 hộ tham gia sản xuất trên diện tích 62 ha thì năm nay chỉ còn 610 hộ sản xuất 52 ha. Ông Lê Văn Luyện - Chủ tịch UBND xã Kỳ Hà chia sẻ: “Nếu cách đây 2 năm, 1 cân muối bán với giá 1.500 đồng thì 2 năm trở lại đây chỉ còn khoảng 1.000 đồng. Giá muối rẻ khiến người dân không mấy mặn mà. Bên cạnh đó, địa bàn TX Kỳ Anh, sau khi Công ty FORMOSA vào đầu tư xây dựng thì có nhiều ngành nghề, nhiều sự lựa chọn hơn nên lao động bỏ nghề muối vốn cực nhọc, vất vả để làm các nghề khác cho thu nhập cao hơn”.
Trước những khó khăn trong sản xuất muối, đặc biệt là những biến động thất thường về giá, UBND tỉnh đã giao Công ty CP Muối và Thương mại Hà Tĩnh thu mua sản phẩm cho diêm dân xã Kỳ Hà. Theo đó, công ty đã đứng ra thu mua với giá 1.150 đồng/kg. Đây là tín hiệu vui giúp bà con diêm dân yên tâm sản xuất, cũng là một trong những giải pháp trước mắt để “vực dậy” nghề muối.
Theo: baohatinh.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã