Khai thác tiềm năng, lợi thế rừng và đất lâm nghiệp để phát triển KT-XH là một đề án lớn, nằm trong chương trình hành động toàn khóa thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII.
Việc xây dựng một đề án sát đúng, mang tính khả thi cao là cần thiết để tạo bước đột phá trong sản xuất lâm nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh tế, phục vụ đắc lực cho công cuộc phát triển KT-XH, xây dựng NTM của tỉnh trong thời gian tới. Trên cơ sở đó, Sở NN&PTNT được giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương xây dựng Đề án.
Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Khánh: Dự thảo Đề án chưa đảm bảo, nhiều nội dung chưa sát hợp |
Nội dung của Đề án tập trung vào 3 phần lớn gồm: Đánh giá tiềm năng, lợi thế và tình hình quản lý, khai thác, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp trong phát triển KT-XH; quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện và tổ chức thực hiện.
Để khai thác có hiệu quả tiềm năng của rừng, dự thảo Đề án xác định, đối với rừng phòng hộ, đặc dụng thì thực hiện tốt chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, đồng thời tổ chức các chương trình, dự án để khai thác các tiềm năng du lịch sinh thái, cảnh quan môi trường rừng gắn với bảo vệ và phát triển rừng bền vững.
Đối với rừng sản xuất, tập trung phát triển vùng nguyên liệu gỗ, đảm bảo tăng năng suất và giá trị, chú trọng phát triển các sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chủ lực trên đất rừng sản xuất...
Kết luận buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Khánh cho rằng, mặc dù được giao soạn thảo một đề án hết sức quan trọng, nhưng các đơn vị soạn thảo chưa tập trung cao nên nhìn chung, dự thảo Đề án chưa đảm bảo, nhiều nội dung chưa sát hợp.
Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở NN&PTNT phối hợp với các ngành, địa phương liên quan, xây dựng lại Dự thảo Đề án trên cơ sở đánh giá đúng tiềm năng, lợi thế, nguồn lợi từ rừng. Xác định đúng quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Đề án theo định hướng chiến lược. Rà soát, đánh giá đầy đủ thực trạng phát triển và khai thác vốn rừng; từ đó làm tốt công tác quy hoạch, định hướng khả năng và các hình thức khai thác theo từng loại rừng cụ thể.
Trong quá trình triển khai xây dựng đề án, cần bám sát quan điểm chung, đó là nâng cao hiệu quả khai thác tiềm năng, lợi thế rừng và đất lâm nghiệp, nhưng phải đảm bảo môi trường sinh thái và phát triển bền vững.
Về thời gian, Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Khánh yêu cầu phải hoàn thành Dự thảo Đề án và trình UBND tỉnh trước ngày 5/8, để xem xét, điều chỉnh lần cuối trước khi chính thức trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy vào cuối tháng 8/2017.
Tiến Thành
http://www.hatinhtv.vn/
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã