Học tập đạo đức HCM

Mạnh tay hơn trước tình trạng khai thác khoáng sản trái phép

Thứ tư - 15/11/2017 22:05
Lập lại kỷ cương trong công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản. Kiên quyết ngăn chặn và tiến đến chấm dứt tình trạng khai thác khoáng sản trái phép. Đây là nội dung trọng tâm tại cuộc họp nghe phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác và một số nội dung liên quan đến lĩnh vực khai thác khoáng sản. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn chủ trì cuộc họp.

Thời gian qua, hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản đã góp phần đáp ứng nhu cầu nguyên vật liệu xây dựng, tăng nguồn thu cho ngân sách, giải quyết việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, trên thực tế công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản còn bộc lộ nhiều bất cập. Nhất là quy hoạch thiếu đồng bộ, thiếu tầm nhìn và có sự chồng lấn lên các quy hoạch khác.

 

Việc cấp phép khai thác khoáng sản có nơi chưa phù hợp; công tác cải tạo phục hồi môi trường sau khai thác chưa được quan tâm; nhiều mỏ đã hết hạn khai thác nhưng vẫn chưa thực hiện hồ sơ thủ tục đóng cửa mỏ theo quy định. Đáng lo ngại nhất, là tình trạng khai thác khoáng sản trái phép diễn ra ở nhiều địa phương, đặc biệt là khai thác cát trái phép trên các tuyến sông diễn biến phức tạp.

Do vậy, hoàn thiện phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác đang là vấn đề cấp bách hiện nay, nhằm chấn chỉnh, lập lại trật tự, kỷ cương trong công tác quản lý nhà nước về khoáng sản; ngăn chặn kịp thời các hoạt động khai thác khoáng sản trái phép làm ảnh hưởng đến môi trường và thất thoát tài nguyên.

Kết luận cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát lại việc cấp phép và đánh giá tình hình khai thác của các mỏ cát hiện nay, nếu có vi phạm xử lý nghiêm theo luật định. Khi cấp mỏ mới cần thăm dò trữ lượng để cân đối nhu cầu thực tế.

Cùng với đó, cấp huyện phải nhanh chóng thành lập các tổ công tác liên ngành. Công an tỉnh tham mưu tổ chức thực hiện, nhất là điều kiện xử lý ở những điểm giáp ranh. Đối với phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, cần xây dựng một cách căn cơ, bài bản, vừa đảm bảo nhu cầu nguyên vật liệu, vừa khẳng định được những quan điểm trong quản lý, đặc biệt là bảo vệ môi trường, cảnh quan và hoàn thiện một thể chế bảo vệ khoáng sản mang tính lâu dài.

Nguyễn Hằng
http://www.hatinhtv.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Quyết định số 633/QĐ-UBND

Về việc kiện toàn BCĐ các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch số 89/KH-VPĐP

Kế hoạch Thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh năm 2025

Báo cáo 56/VPĐP-HCTH

Báo cáo kết quả công tác tập huấn, bồi dưỡng về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch số 47/VPĐP-KH

Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới

Kết luận số 178-Kl/TU

Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập296
  • Hôm nay86,142
  • Tháng hiện tại292,881
  • Tổng lượt truy cập97,521,062
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây