Học tập đạo đức HCM

Ngành Thông tin Truyền thông Hà Tĩnh chung sức xây dựng nông thôn mới

Thứ ba - 25/12/2012 11:06
Xây dựng Nông thôn mới là một trong những Chương trình mục tiêu quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, là chương trình có ý nghĩa to lớn nhằm tạo diện mạo mới cho nông thôn Việt Nam, với mục tiêu đặt ra là xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao.
Thông tin, truyền thông là một ngành thuộc lĩnh vực chính trị tư tưởng, vừa là ngành kinh tế kỹ thuật, dịch vụ mũi nhọn, do vậy, trong xây dựng nông thôn mới, Thông tin và truyền thông có nhiệm vụ và vai trò không kém phần quan trọng. Ngày 18/1/2011, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 119/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án phát triển thông tin và truyền thông nông thôn giai đoạn 2011- 2020; Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã có Quyết định số 1831/QĐ-BTTT về việc ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào thi đua ”Ngành Thông tin và Truyền thông chung sức xây dựng nông thôn mới”.

Thực hiện kế hoạch của tỉnh, của Bộ, Sở thông tin và truyền thông Hà Tĩnh đã ban hành Kế hoạch 04/KH-STTTT về việc Tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Ngành Thông tin và Truyền thông Hà Tĩnh chung sức xây dựng nông thôn mới” với mục đích động viên sức mạnh tổng hợp của toàn ngành, thực hiện hoàn thành đúng và trước thời gian các chỉ tiêu của ngành trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

Về công tác thông tin tuyền truyền: Thực hiện Kế hoạch của UBND tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông đã có kế hoạch số 452/STTTT-BCXB về việc tuyên truyền triển khai Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2011-2020, trong đó đã chỉ đạo các cơ quan báo chí tại địa phương xây dựng kế hoạch, mở các chuyên trang, chuyên mục, chuyên đề tuyên truyền nâng cao nhận thức, phản ánh tiến độ xây dựng nông thôn mới. Các cơ quan báo chí trung ương đóng trên địa bàn cũng thường xuyên có tin, bài tuyên truyền về nông thôn mới. Trung bình, mỗi tháng các cơ quan báo chí trên địa bàn có trên 100 tin, bài, phóng sự tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới.

Với đội ngũ cán bộ có trình độ, kinh nghiệm trong việc xây dựng, thiết kế, lập trình, quản trị Web, đã hỗ trợ các cấp, các ngành trong việc lập đề án, xây dựng, thiết kế các Trang thông tin điện tử cũng như xây dựng các Modul, chuyên mục về xây dựng nông thôn mới. Nhờ vậy, trên Cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của các ngành, các huyện thị/thành phố, các trang thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước trên địa bàn đều có chuyên trang, chuyên mục về xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt, đã phối hợp với của Ban Điều phối xây dựng NTM Hà Tĩnh xây dựng trang thông tin điện tử với tên miền http://www.nongthonmoihatinh.vn – đây là bức tranh toàn cảnh về tiến trình xây dựng nông thôn mới của toàn tỉnh, hiện trang Web này đang được phát huy hiệu quả rất cao, phục vụ tốt trong công tác thông tin, tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới của Hà Tĩnh.

Các tin, bài trên các báo, báo điện tử trong tỉnh đã phản ánh toàn diện không khí phong trào toàn tỉnh thi đua “Chung sức xây dựng nông thôn mới” với nhiều cơ chế, chính sách mới của tỉnh, các mô hình, điển hình trong đỡ đầu, hiến đất, chuyển đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu giống, việc huy động các nguồn lực, tiến độ quy hoạch nông thôn mới, tiếp tục nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân, góp phần quan trọng vào kết quả phong trào xây dựng nông thôn mới trên địa bàn toàn tỉnh.

Về công tác đào tạo cho nông dân, nông thôn: Trung tâm CNTT&TT thuộc Sở TH&TT đã tổ chức đưa máy tính về tận các xã, các thôn ở những vùng sâu, vùng xa để tổ chức đào tạo cho cán bộ, công chức xã, bà con nông dân chương trình đào tạo phổ cập tin học, hướng dẫn các kỹ năng sử dụng InterNet, khai thác thông tin trên mạng. Đến nay, 45/48 xã xây dựng NTM giai đoạn 2013 và 2015 (1350 học viên) đã được đào tạo căn bản về tin học văn phòng. Ở những xã này, cán bộ, bà con nông dân đã có thể tra cứu thông tin, tư liệu KHKT trên InterNet để áp dụng sản xuất, phát triển đời sống, đồng thời cũng tạo nên nguồn nhân lực để hoàn thành sớm tiêu chí của ngành.

Về xây dựng hạ tầng, cung cấp dịch vụ Bưu chính, Viễn thông, CNTT, phát thanh truyền hình theo các tiêu chí xây dựng nông thôn mới: Ngành Thông tin và Truyền thông đã chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện các tiêu chí của ngành và kế hoạch thi đua hoàn thành các tiêu chí theo lộ trình các xã điểm của tỉnh. Với sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông, đến nay, 13/13 xã thí điểm của TW và của tỉnh giai đoạn 2013 đều đã đạt các tiêu chí nông thôn mới của ngành. Đã chỉ đạo Bưu điện tỉnh tổ chức nâng cấp đưa vào cung cấp các dịch vụ bưu chính, viễn thông chất lượng cao đáp ứng đáp ứng tốt nhu cầu của nhân dân và tiêu chí nông thôn mới về điểm phục vụ BCVT. Các doanh nghiệp Viễn thông đánh giá lại hiện trạng mạng lưới, tăng cường cơ sở vật chất, phủ sóng thông tin di động 3G, quang hóa các tuyến truyền dẫn về đến xã, chia nhánh đến thôn. Đến 2013, hoàn thành phủ sóng 3G 100%, cáp quang kéo đến tận các xã xây dựng NTM.

Song song với chương trình xây dựng nông thôn mới, ngành đã tham gia tích cực vào thực hiện các Chương trình MTQG phục vụ cho phát triển nông nghiệp, nông thôn, trong đó có những chương trình từ những năm trước, như: Chương trình đưa Internet về nông thôn (từ năm 2004); Chương trình viễn thông công ích (từ năm 2007); Chương trình phủ sóng đến khu dân cư và cáp quang về đến hộ gia đình; Chương trình hỗ trợ kiến thức, kinh nghiệm và các giải pháp phát triển cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn (năm 2009); Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam (VTF) và Intel Việt Nam (năm 2010); Quỹ Bill & Melinda Gate (năm 2012) … Các chương trình này hiện đã và đang phát huy hiệu quả, cùng với chương trình xây dựng NTM của ngành, đã đưa các tiêu chí của ngành về đích sớm so với kế hoạch.

Về tiêu chí Bưu điện văn hóa xã: Đến nay, đã hoàn thành đưa vào cung cấp đa dạng các loại hình dịch vụ bưu chính, viễn thông đảm bảo chất lượng tại các Bưu cục, điểm Bưu điện văn hóa xã của 13 xã thí điểm xây dựng NTM (về đích 2013), tiếp tục nâng cấp hệ thống Bưu cục cấp 3 và Điểm Bưu điện VHX các xã còn lại trước năm 2013.

Về Tiêu chí có Internet đến thôn: Đã có trên 1.150 trạm BTS, đạt mật độ 4,4 BTS/1 xã, phủ sóng khắp toàn bộ khu dân cư trên địa bàn, cáp quang cũng đã rẽ nhánh về đến xã. Như vậy, tính theo tiêu chí Internet về đến thôn đã đảm bảo 100% khu dân cư có thể sử dụng dịch vụ thông qua các hình thức: ADSL, 3G hoặc 2G (Internet di động hoặc USB), trong đó tại 13 xã (giai đoạn 2013) đã được phủ sóng 3G, có thể sử dụng dịch vụ Internet với tốc độ lên đến 7,2Mbs, tại một số thôn đã được sử dụng Internet cáp quang với đường truyền theo yêu cầu.

Kết quả khảo sát năm 2012, trong 48 xã xây dựng nông thôn mới, đã có 41 xã đã đạt 02 tiêu chí của ngành, còn 7 xã chưa đạt tiêu chí xã có Internet đến thôn do còn thiếu cơ sở hạ tầng. Sở TT&TT sẽ cùng với các doanh nghiệp Bưu chính, Viễn thông tiếp tục đẩy mạnh phát triển hiện đại hóa cơ sở hạ tầng mạng lưới, đảm bảo trong năm 2012 và đầu năm 2013 sẽ đạt ở 6 xã còn lại.
Mặc dầu với sự quyết tâm cao của Sở Thông tin truyền thông, các doanh nghiệp Bưu chính, Viễn thông, song trong tiến trình thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới vẫn còn gặp một số khó khăn, vướng mắc. Đó là:
Phát triển hạ tầng viễn thông, InterNet về các xã vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn, vì địa hình đồi núi và ở xa các trung tâm huyện, kinh phí đầu tư về cơ sở hạ tầng lớn nên các doanh nghiệp viễn thông chưa quan tâm đầu tư.

Một số xã chưa quan tâm tạo điều kiện cho các điểm BĐ-VHX hoạt động. Mặc dù đã có kết nối Internet về đến thôn nhưng thiết bị, máy tính, phương tiên truy cập còn thiếu. Trình độ tin học của cán bộ, nhân dân một số vùng còn ở mức độ thấp, sự quan tâm, hiểu biết của người dân đối với các thông tin trên mạng, trên các trang thông tin điện tử về xây dựng nông thôn mới còn rất ít. Đội ngũ cán bộ làm công tác thông tin truyền thông ở cấp thôn, xã hiện còn thiếu và yếu, chưa được bổ sung và đào tạo để đáp ứng yêu cầu trong tiến trình xây dựng nông thôn mới.

Để xây dựng thành công mô hình nông thôn mới đòi hỏi sự vào cuộc của tất cả các cấp, các ngành, chính quyền các địa phương và sự đóng góp công sức, nỗ lực của toàn dân, phải có kết cấu hạ tầng vững mạnh, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý. Phải gắn phát triển nông nghiệp với các dịch vụ thông tin và truyền thông để không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân ở khu vực nông thôn, nhất là ở các xã xây dựng NTM.

Phát triển thông tin, truyền thông phục vụ cho nông thôn nói chung và các xã điểm trong tiến trình xây dựng nông thôn mới nói riêng là công việc lâu dài, đòi hỏi nhiều tiền của và công sức của các cấp, các ngành, đòi hỏi tập trung trí tuệ cao của đội ngũ trí thức Hà Tĩnh, chứ không chỉ riêng ngành thông tin và truyền thông. Hy vọng rằng, với sự quyết tâm chỉ đạo của Sở Thông tin truyền thông cùng với sự nỗ lực, đồng lòng của các doanh nghiệp BCVT, CNTT thuộc ngành, những tiêu chí của ngành về xây dựng nông thôn mới sẽ sớm hoàn thành, góp phần đưa các xã xây dựng NTM trên địa bàn đạt các tiêu chí về xây dựng NTM về đích trước thời hạn. Tất cả cùng hướng đến mục tiêu xây dựng nông thôn Việt Nam nói chung và Hà Tĩnh nói riêng phát triển nhanh, toàn diện và bền vững./.
Th.s Phạm Văn Báu
GĐ Trung tâm CNTT&TT Hà Tĩnh
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập144
  • Hôm nay38,962
  • Tháng hiện tại945,731
  • Tổng lượt truy cập91,009,124
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây