Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn: Đồng ý chủ trương, đề nghị địa phương tạo điều kiện cho các chủ trang trại chăn nuôi tự giết mổ để duy trì nguồn thu như kiến nghị, nhưng phải đảm bảo vệ sinh môi trường, VSATTP.
Những tháng đầu năm 2017, chăn nuôi lợn gặp khó khăn khi giá liên tục xuống thấp, người chăn nuôi chịu thua lỗ nặng. Qua rà soát tại 26 cơ sở chăn nuôi lợn nái cung ứng quy mô vừa và nhỏ, hiện các cơ sở còn tồn đọng con giống sau cai sữa (7 - 35 kg/con) là 30.000 con.
Bà Nguyễn Thị Thanh, DNTN Thanh Chiến: Bây giờ, tiền trong các cơ sở chăn nuôi đã hết, hạn mức vay ngân hàng cũng hết, không thể vay thêm...
Thị trường tiêu thụ khó khăn, giá lợn giống chỉ giao động từ 300 - 450 nghìn đồng/con nhưng mức tiêu thụ chậm khiến những cơ sở từ 300 con trở lên phải chịu lỗ từ 300 - 600 triệu đồng/tháng.
Ông Nguyễn Văn Sửu (chủ cơ sở chăn nuôi nái ở xã Tân Lộc, huyện Lộc Hà): Trang trại có 470 nái, từ tháng 1/2017 đến nay đã lấp đầy 2 chuồng lợn giống vì không tiêu thụ được. Trong khi đó, các cơ sở chăn nuôi vừa và nhỏ tại địa phương có đến 85% là dừng nuôi khiến cho các trại nái rất khó khăn.
Thời điểm này, tổng đàn lợn thịt đến kỳ xuất chuồng trên toàn tỉnh khoảng hơn 80.000 con, trong đó tồn đọng ở cơ sở chăn nuôi gia công quy mô lớn là 43.500 con lợn thương phẩm và 40.000 con từ cơ sở chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ.
Ông Phan Văn Nhàn, Phó chủ tịch UBND Lộc Hà: Huyện đã thành lập tổ trợ giúp tiêu thụ lợn thương phẩm, xây dựng các điểm bán hàng nhằm giải quyết một phần tồn đọng, đồng thời góp phần bình ổn hơn giá cả thị trường
Khó khăn hiện nay là giá lợn hơi vẫn còn quá thấp (17.000 - 23.000 đồng/kg). Và với việc thua lỗ trong chăn nuôi thế này sẽ dẫn đến những tiềm ẩn về dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm…
Ông Trần Hữu Hạnh - Phó Chi cục trưởng Chi cục QLTT Hà Tĩnh: Các địa phương cần xây dựng các điểm bán bình ổn giá, vừa kiểm soát giá thành sản phẩm, cũng là để quảng bá thương hiệu sản phẩm sạch
Ông Nguyễn Văn Dũng - Phó Giám đốc Sở Công Thương: Sở Công thương sẽ phối hợp với Sở Tài chính tiếp tục theo dõi giá, vận động các BQL chợ vào cuộc để giảm giá khâu trung gian; kêu gọi doanh nghiệp, bếp ăn tập thể trên địa bàn tiêu thụ lợn nội địa.
Tại buổi làm việc, các ngành chức năng, địa phương, doanh nghiệp, hộ chăn nuôi cùng phân tích tình hình, đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn như: Đề nghị UBND tỉnh ban hành chính sách tạm thời; hỗ trợ tiền điện cho người chăn nuôi; có chiến lược phát triển chăn nuôi an toàn, hiệu quả; có phương án tổ chức mạng lưới tiêu thụ lợn; kiểm soát giá ở khâu trung gian…
Đại diện Fomosa Hà Tĩnh: Tổng số lao động của công ty hiện là 7.000 người. Chúng tôi thống nhất đồng hành chia sẻ khó khăn với chăn nuôi lợn trong tỉnh
Kết luận buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn khẳng định nghề chăn nuôi lợn của Hà Tĩnh đối mặt với khó khăn lớn, các cơ sở chăn nuôi nái đáng đứng trước nguy cơ phá sản rất cao.
Để khắc phục khó khăn, trước hết các cơ sở chăn nuôi phải chủ động, sáng tạo trong giải pháp tháo gỡ. Các cơ sở cần liên kết thành lập các hiệp hội chăn nuôi để cùng hỗ trợ nhau vượt khó.
Các địa phương có các giải pháp cụ thể, đến từng trại để giúp đỡ các hộ chăn nuôi; rà soát nhu cầu thực phẩm lớn ở cơ sở lớn để vận động cùng chia sẻ với người chăn nuôi; có chính sách thành lập các cửa hàng “giải cứu nông sản”.
Ngành nông nghiệp, các địa phương rà soát lại đàn nuôi, dứt khoát không được tăng đàn; giảm quy mô đàn ở cơ sở chăn nuôi lớn.
Sở Công thương rà soát lại các chi phí đầu vào nhằm bình ổn giá thị trường.
Về chính sách hỗ trợ, giao Sở NN&PTNT chủ trì, xác định lại quy mô tài chính, báo cáo UBND tỉnh kịp thời để có phương án hỗ trợ bà con chăn nuôi.
Theo Nguyễn Oanh/baohatinh.vn