Đề án “Bảo vệ và phát huy dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030” được xây dựng trên các cơ sở Di sản dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh vừa được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại và sự quan tâm của Nhà nước; những tác động của nền kinh tế thị trường, quá trình CNH – HĐH, hội nhập quốc tế và những biến đổi về văn hoá, xã hội… đối với môi trường diễn xướng và chức năng của loại hình văn nghệ dân gian này; Luật Di sản văn hoá và những văn bản quy phạm pháp quy về di sản văn hoá phi vật thể.
PGS, TS Nguyễn Thị Hiền – Phó Viện trưởng Viện VHNT quốc gia trình bày nội dung đề án. |
Đề án nhằm xây dựng cơ sở pháp lý và khoa học để triển khai các nhiệm vụ bảo vệ và phát huy giá trị của dân ca ví, giặm; dự báo các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình bảo vệ và phát huy giá trị của dân ca ví, giặm đến 2020, tầm nhìn đến 2030; thực hiện công tác quản lý của Nhà nước, phát huy vai trò tích cực của cộng đồng trong công tác bảo vệ và phát huy giá trị dân ca ví, giặm.
Ông Bùi Đức Hạnh - GĐ Sở VHTT&DL: Cần đánh giá sự cạnh tranh của các loại hình nghệ thuật khác đối với dân ca ví, giặm |
Theo đó, đề án sẽ đánh giá thực trạng của dân ca ví, giặm trên các mặt như: việc thực hiện các đề án, chương trình bảo vệ dân ca ví, giặm hiện nay, bối cảnh diễn xướng dân ca ví, giặm; đánh giá thực trạng số lượng, chất lượng đời sống của các nghệ nhân dân ca ví, giặm hiện nay, hoạt động và vai trò của các CLB dân ca ví, giặm cũng như của Trung tâm Bảo vệ và phát huy dân ca tại Nghệ An; truyền dạy dân ca trong cộng đồng và giảng dạy dân ca ví, giặm trong trường phổ thông, trên sóng PTTH, trường nghệ thuật; ví, giặm trong cuộc sống và trên sân khấu.
Đề án cũng phân tích dự báo các yếu tố tác động đến quá trình bảo vệ và phát huy giá trị dân ca ví, giặm đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; nghiên cứu đề xuất quan điểm, mục tiêu và định hướng bảo vệ, phát huy giá trị dân ca ví, giặm đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Ông Hà Tiến Lam – Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ cho rằng, nêu rõ nên ưu tiên yếu tố nào trong bảo vệ và phát huy dân ca ví giặm |
Đối tượng mà đề án hướng đến là dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh với các hình thức tiêu biểu. Phạm vi nghiên cứu của đề án theo địa giới hành chính là 260 làng/phường có thực hành dân ca ví, giặm ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.
Ông Lê Văn Lượng – Phó GĐ Sở KH& ĐT: Cần nghiên cứu cách thức lồng ghép việc bảo tồn dân ca ví, giặm vào các dự án văn hoá khác |
Tại buổi làm việc, nhiều ý kiến thảo luận về nội dung nghiên cứu lập đề án như: trong phần thách thức, cần đánh giá sự cạnh tranh của các loại hình nghệ thuật khác; làm rõ cách thức bảo tồn, truyền dạy; nghiên cứu cách thức lồng ghép việc bảo tồn dân ca ví, giặm vào các dự án văn hoá khác; nêu rõ nên ưu tiên yếu tố nào trong đề án; quan tâm đến cơ chế chính sách, về nguồn vốn thực hiện đề án; cụ thể hoá những nhiệm vụ trong từng giai đoạn, trong đó chú trọng đến nguồn nhân lực và công tác sưu tầm, tập hợp tư liệu một cách thống nhất; có chương trình phối hợp giữa du lịch và văn hoá…
Kết luận buổi làm việc, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thiện khẳng định, trách nhiệm bảo vệ dân ca ví, giặm không chỉ là của 2 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh mà còn của cả nước nên cần đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện đề án để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Trên cơ sở những ý kiến thảo luận của các buổi làm việc tại Hà Tĩnh và Nghệ An, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh đề nghị Viện VHNT quốc gia tiếp tục chỉnh sửa, bổ sung nội dung đề án chi tiết hơn, phù hợp với tình hình thực tế…
Anh Hoài
baohatinh.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã