Sản phẩm thịt dê Long Thương “nức tiếng" của anh Đào Quang Long ở thôn Hồng Hà, xã Tân Mỹ Hà (Hương Sơn) vừa được tỉnh công nhận đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao vào cuối năm 2020.. Anh Long cho biết: anh theo nghề kinh doanh thịt dê tươi - đặc sản của huyện miền núi Hương Sơn được gần 4 năm. Tuy nhiên, thịt dê tươi bán ra cho khách hàng được bỏ trong túi ni lông đơn giản dẫn đến vi sinh vật dễ xâm nhập, thịt nhanh hỏng...
“Đổi mới kinh doanh, tháng 2/2020, tôi mạnh dạn bỏ ra gần 500 triệu đồng đầu tư nhà xưởng sơ chế, bảo quản nhằm nâng cao thương hiệu sản phẩm thịt dê cỏ Hương Sơn, đồng thời mong muốn tạo bước “đột phá” cho hoạt động kinh doanh của gia đình” – anh Long chia sẻ thêm.
Ngoài chính sách hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà xưởng, đầu tư các trang thiết bị sản phẩm OCOP của tỉnh, cơ sở thịt dê Long Thương còn nhận được sự đồng hành của chính quyền địa phương từ xã, huyện nên chỉ sau 3 tháng xây dựng đã hoàn thành đi vào sản xuất, kinh doanh.
Sản phẩm thịt dê tươi Hương Sơn được làm trong môi trường sạch, sản phẩm hút chân không giữ được độ tươi ngon, bảo quản lâu hơn khiến nhiều khách hàng hài lòng. “Trước đây, muốn mua thịt dê tươi Hương Sơn dùng để ăn dần sẽ không ngon bởi công tác bảo quản chưa tốt. Giờ áp dụng công nghệ hút chân không nên giờ đã bảo quản lâu hơn và có thể gửi đặc sản này làm quà cho người thân ở xa” - ông Phan Xuân Hòa – một khách hàng ở xã Kim Hoa (Hương Sơn) nói.
Sau khi đạt chuẩn OCOP, thịt dê cỏ Hương Sơn được đăng ký nhãn hiệu, logo, mã số mã vạch, tem truy xuất nguồn gốc; mẫu mã, bao bì hấp dẫn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nên được người tiêu dùng nhiều nơi ưa chuộng.
Theo đó, sức mua cũng tăng theo, trước đây, bình quân mỗi ngày, cơ sở thịt dê Long Thương bán được 10 kg/ngày, nhưng hiện nay lượng tiêu thụ gấp đôi. Thịt dê tươi hút chân không hiện được bán với giá 500 nghìn đồng/kg. Tính ra, mỗi tháng, cơ sở thịt dê Long Thương đạt doanh thu 300 triệu đồng, trừ chi phí lợi nhuận trên 30 triệu đồng.
Xác định chất lượng thịt dê luôn là yếu tố quyết định thành bại nên anh Long tham gia cùng Tổ hợp tác nuôi dê cỏ Tân Mỹ Hà để liên kết thành chuỗi sản xuất, truy xuất nguồn gốc và bao tiêu sản phẩm, tạo sự phát triển bền vững. Tổ hợp tác hiện có 6 thành viên chăn nuôi hơn 100 con dê đảm bảo theo đúng quy trình kỹ thuật, chất lượng thịt săn chắc, ngon, ngọt được người tiêu dùng ưa chuộng.
Chị Nguyễn Thị Lê ở thôn Mỹ Yên, xã Tân Mỹ Hà - thành viên Tổ hợp tác nuôi dê cỏ Tân Mỹ Hà vừa được cơ sở thịt dê Long Thương bao tiêu 5 con dê cỏ, thu về hơn 15 triệu đồng. Có đầu ra ổn định, đầu năm nay, chị quyết định tăng đàn dê nái sinh sản để kịp thời cung ứng dê thịt cho cơ sở để nâng cao thu nhập.
Sản phẩm thịt dê Long Thương được công nhận là sản phẩm OCOP cấp tỉnh góp phần nâng tầm thương hiệu dê cỏ Hương Sơn, mở hướng phát triển bền vững cho người dân trên địa bàn.
Sản phẩm thịt dê Long Thương được công nhận là sản phẩm OCOP cấp tỉnh góp phần nâng tầm thương hiệu dê cỏ Hương Sơn. Đây cũng là cơ hội để các hộ nuôi dê trên địa bàn xã liên kết với cơ sở để phát triển chăn nuôi dê theo hướng bền vững. Thời gian tới, cấp ủy, chính quyền xã Tân Mỹ Hà cùng với huyện tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại để sản phẩm thịt dê Long Thương được tiêu thụ tại các chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch, hệ thống siêu thị trong và ngoài tỉnh...
Ông Võ Tiến Quân - Phó Chủ tịch UBND xã Tân Mỹ Hà
Nguồn tin: Hữu Trung/baohatinh.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã