Nhìn từ An Đạo
Nằm ở phía Nam huyện Phù Ninh, có nhiều khu công nghiệp nên xã An Đạo có khá nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế, tạo tiền đề để thực hiện XDNTM. Tuy nhiên, một trong những khó khăn của xã khi triển khai chương trình là hệ thống hạ tầng xuống cấp nghiêm trọng. Chính vì thế, khi bắt tay vào triển khai XDNTM, chính quyền xã An Đạo đã tuyên truyền rộng rãi tới toàn thể cán bộ, nhân dân về tầm quan trọng của việc đầu tư cho giao thông nông thôn, thủy lợi, trạm y tế, hệ thống điện nông thôn cũng như nhiệm vụ phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân.
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Kim Sơn, Chủ tịch UBND xã cho biết: “Sau 3 năm triển khai XDNTM, bà con trong xã đã tự nguyện hiến 20.000m2 đất, tham gia nhiều ngày công, chặt hạ cây cối, tổng giá trị lên tới hơn 3 tỷ đồng. Ngoài ra, xã còn mở các lớp dạy nghề, đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nên đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế cho hiệu quả cao, như trồng lúa lai, trồng nấm…, góp phần tăng thu nhập cho người dân. Nếu năm 2008, thu nhập bình quân của xã là 12 triệu đồng/người thì năm 2102 tăng lên 19 triệu đồng/người”.
Bà Nguyễn Thị Hương, người tham gia mô hình trồng dưa chuột ở khu 6 tâm sự: “Hiện, tôi đang trồng hơn 1 sào dưa chuột, thu nhập bình quân đạt 7 - 8 triệu đồng/sào. Sau vụ dưa, tôi trồng tiếp 2 vụ ngô nếp và 1 vụ rau. Cũng nhờ tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng mà đến nay, gia đình đã thoát nghèo”.
Ông Sơn cho biết thêm: “Đến nay, An Đạo đã đạt 14/19 tiêu chí NTM và là địa phương dẫn đầu huyện. Bộ mặt làng quê ngày càng khởi sắc, đời sống nhân dân được nâng lên rõ rệt. Tuy nhiên, xã đang gặp khó khăn trong việc thực hiện tiêu chí cơ cấu lao động và cơ sở vật chất”.
Những kết quả khả quan
Tính đến cuối năm 2012, 18/18 xã của huyện Phù Ninh đã phê duyệt xong quy hoạch và đề án XDNTM. Theo quyết định của UBND tỉnh Phú Thọ, trong 2 năm 2011 - 2012, Phù Ninh được bố trí ngân sách 13.194 triệu đồng, đến nay các xã đã giải ngân xong 100% số vốn.
Riêng trong năm 2011, Phù Ninh tập trung chỉ đạo 3 xã xây dựng mô hình điểm phát triển sản xuất như trồng khoai tây, mua máy bơm nước, máy bừa, máy gặt, máy phun thuốc trừ sâu, máy sao sấy chè với tổng kinh phí hỗ trợ 599,5 triệu đồng. Hai năm qua, huyện cũng chỉ đạo các xã xây dựng nhiều tuyến đường nông thôn với tổng kinh phí 10.300 triệu đồng.
Đáng chú ý là, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền nên trong quá trình triển khai làm đường cũng như các công trình công cộng, nhân dân ủng hộ rất nhiệt tình. Đơn cử như tại Phù Ninh, trong năm 2012, xã đã triển khai 2 hội nghị tuyên truyền với 722 đảng viên tham gia, các ngành đoàn thể tổ chức 6 hội nghị cho 1.301 lượt hội viên, UBND xã tổ chức 8 hội nghị cho 320 lượt đại biểu... Nhờ đó, hầu hết cán bộ, nhân dân đã nhận thức rõ vai trò, quyền lợi cũng như trách nhiệm của mình trong XDNTM. Trong 2 năm 2011 - 2012, Phù Ninh đã tiến hành cải tạo, nâng cấp một số tuyến đường nông thôn với tổng kinh phí 6,6 tỷ đồng, trong đó ngân sách chi hơn 1,1 tỷ đồng, còn lại là huy động các nguồn lực khác, trong đó có sự đóng góp của nhân dân.
Ông Khuất Văn Trọng, Chủ tịch UBND xã Phù Ninh cho biết: “Đến nay, 14/14 khu hành chính của xã đã tiến hành họp và nhân dân hiến 1.600m2 đất để làm đường; 12/14 khu đã giải phóng xong mặt bằng, trong đó có 2 khu đã triển khai làm đường bê-tông. Tính đến hết năm 2012, xã đạt 13/19 tiêu chí”.
Hoàng Văn (kinhtenongthon.com.vn)
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã