Ông Đặng Huy Hậu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh |
Xã hội hóa
Ở huyện Đồng Triều, việc các DN trên địa bàn hỗ trợ vật liệu để xây dựng cơ sở hạ tầng không còn xa lạ. Thế nhưng ở thời điểm này, nằm trong tình trạng chịu tác động tiêu cực từ đà suy thoái kinh tế nói chung, hầu hết các DN trên địa bàn huyện Đông Triều đều gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, mà các DN vẫn sẵn lòng tham gia phong trào “Chung sức xây dựng NTM” theo cách làm riêng, thì rõ ràng Chương trình xây dựng NTM đã được xã hội hóa.
Theo thống kê của huyện, từ năm 2011 đến nay, tổng nguồn lực huy động từ DN để đầu tư xây dựng NTM đạt gần 40 tỷ đồng. Trong đó chỉ tính riêng về phần hỗ trợ nguyên vật liệu xây dựng, tính đến thời điểm này đã đạt hàng trăm tấn xi măng, hàng nghìn viên gạch xây dựng và gạch lát nền phục vụ xây dựng các công trình NTM.
Trong đợt DN hỗ trợ theo chỉ định của UBND tỉnh cuối năm 2011 vừa qua, huyện Đông Triều đã nhận được 150 tấn xi măng của Nhà máy Xi măng Lam Thạch; 325.000 viên gạch xây dựng từ Cty CP Viglacera Đông Triều, Tập đoàn Hoàng Hà, Cty CP Vĩnh Tiến; 200.000m2 gạch lát nền từ Cty CP gốm Đất Việt. Cty TNHH Xây dựng Thắng Lợi, một DN chuyên sản xuất vật liệu xây dựng của Đông Triều còn tham gia hỗ trợ Chương trình NTM của huyện Tiên Yên hơn 200.000 viên gạch xây dựng.
Chính từ nguồn vật liệu này, huyện Đông Triều đã tiến hành lát nền và xây tường bao cho 17 nhà văn hoá thôn trên địa bàn 7 xã vùng lõi của huyện. Nhờ vậy, đến nay Đông Triều là một trong những địa phương được đánh giá là đã đẩy nhanh tiến độ thực hiện tiêu chí về cơ sở vật chất văn hoá.
Ông Đào Thành Dương, cán bộ thôn Đông Sơn, xã Xuân Sơn, cho biết: “Công trình nhà văn hoá của thôn được DN hỗ trợ 26.000 viên gạch xây tường bao, 330 viên gạch lát nền sân. Điều này khiến người dân trong thôn phấn khởi bởi được xây lát lại, nhà văn hoá thôn khang trang, to đẹp hơn, thời gian hoàn thành cũng sớm hơn dự định”.
Từ đầu năm 2012 đến nay, ngoài việc tiếp tục ủng hộ vật liệu xây dựng, một số DN đã tiến hành làm đường giao thông, xây dựng chợ, nâng cấp trạm điện và công trình nước sạch… Tiêu biểu như 9 DN ngành dịch vụ và sản xuất vật liệu xây dựng đã cùng nhau xây dựng tuyến đường vào chùa Ngoạ Vân (xã An Sinh) có chiều dài 7km, bề mặt bình quân 15m, tổng khối lượng bốc xúc vận chuyển gần 30 vạn mét khối đất đá.
Đây là tuyến đường có mức đầu tư tương đối lớn và khó thi công, bởi phải mở rộng đường núi và tạo mặt bằng. Tuy nhiên, bằng sự hợp sức của các DN, con đường đã sớm hoàn thành, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.
Người dân tích cực tham gia xây dựng NTM
Ngoài tuyến đường trên, mới đây, Cty TNHH Văn Huy đã đầu tư xâu dựng chợ Yên Đức với tổng giá trị gần 5 tỷ đồng. Qua đó đã tạo điều kiện cho bà con trong vùng giao lưu buôn bán, kích thích nền kinh tế hàng hoá phát triển, mang lại giá trị kinh tế cho người nông dân.
Hiện nay, Đông Triều đã đạt được nhiều tiêu chí NTM quan trọng, trong đó 7 xã vùng lõi có khả năng về đích sớm, hoàn thành chương trình trong năm 2013 hoặc 2014. Có thể thấy sự chung sức, vào cuộc của hệ thống các DN trên địa bàn huyện Đông Triều đã và đang tạo nên chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng vào kết quả Chương trình xây dựng NTM nói chung của huyện. Điều này đánh dấu sự nỗ lực, cố gắng của các DN, nhất là trong điều kiện khó khăn như hiện nay.
Ngoài huy động các DN, người dân cũng tự làm NTM theo cách riêng. Đến nay đã có 1.596 hộ hiến 169.843m2 đất làm đường giao thông nông thôn, xây nhà văn hoá; người dân cũng tự phá dỡ 9.903m2 tường bao, chặt 8.651 cây ăn quả các loại để mở rộng đường giao thông nông thôn, tổng trị giá gần 22 tỷ đồng. Như vậy, tổng nguồn vốn thực hiện chương trình xây dựng NTM tính đến tháng 6/2012 trên địa bàn huyện gần 450 tỷ đồng; trong đó nhân dân, DN đóng góp trên 287 tỷ đồng.
Đến hết tháng 6/2012 có 5 xã đạt 30 - 33/39 chỉ tiêu; 11 xã đạt từ 26 - 29 chỉ tiêu; 3 xã đạt từ 24 - 25 chỉ tiêu NTM. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng: Tỷ trọng công nghiệp chiếm 60,3% (tăng 0,9%); nông nghiệp 13,9% (giảm 1,5%); dịch vụ 25,8% (tăng 0,6%). Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 1.130 USD/năm...
Huy động toàn lực
Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Đặng Huy Hậu, cho biết, năm 2008, Tỉnh ủy Quảng Ninh có Chương trình hành động số 22 thực hiện Nghị Quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Hằng năm, tỉnh đã dành đáng kể từ nguồn ngân sách đầu tư cho khu vực này. Nếu năm 2008 số tiền đầu tư là 542 tỷ thì đến năm 2010 đã tăng gần 3 lần, lên 1.417 tỷ.
Có thể nói, ngoài Chương trình hành động số 22, Nghị quyết số 01/NQ-TU về xây dựng NTM đến năm 2020 chính là đòn bẩy để Quảng Ninh huy động toàn lực vào công cuộc này. Theo đó mục tiêu đến năm 2015 toàn tỉnh có 10/13 huyện, thị cơ bản đạt NTM và tỉnh Quảng Ninh cơ bản đạt các tiêu chí tỉnh NTM.
Theo kết quả đánh giá sơ bộ, hiện trạng nông thôn tỉnh Quảng Ninh theo các tiêu chí của NTM đạt tương đối cao. Một số tiêu chí toàn tỉnh đã đạt hoặc gần đạt như: Tỷ lệ phổ cập giáo dục trung học cơ sở 100% số xã đạt; Y tế đạt chuẩn quốc gia 100% số xã đạt; Tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh năm 2010 khoảng 48%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề khoảng 38%, cao hơn mức bình quân của cả nước...
Đạt được những kết quả trên, một mặt tỉnh Quảng Ninh xác định rõ các nhiệm vụ trọng tâm xây dựng NTM, phân công nhiệm vụ cho các ngành, địa phương; bố trí nguồn lực từ ngân sách tỉnh, lồng ghép các nguồn lực khác để thực hiện chương trình; phân cấp triệt để nguồn lực thực hiện chương trình ngay từ đầu năm cho các địa phương trên cơ sở giao các chỉ tiêu kèm theo; tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất nâng cao thu nhập, tháo gỡ khó khăn cho DN và nông dân trong sản xuất nông nghiệp.
Tập trung mọi nguồn lực để phát triển nông nghiệp bền vững, đẩy mạnh chuyển giao và ứng dụng KH-KT để hiện đại hóa nông nghiệp, công nghiệp hóa nông thôn cũng là một trong những nhiệm vụ được thực hiện đồng thời. Sau 2 năm triển khai, hầu hết các xã đều tăng từ 1-4 tiêu chí, 4-7 chỉ tiêu. Năm 2012 có 6 xã cơ bản đạt các tiêu chí xã NTM (đạt 30-34/39 chỉ tiêu). Thu nhập bình quân khu vưc nông thôn tăng hằng năm từ 15% trở lên (năm 2010: 528 USD; năm 2011: 602 USD; năm 2012 dự kiến: 668 USD).
“Đối với tỉnh Quảng Ninh, xây dựng NTM là nhiệm vụ mang tính chiến lược đặc biệt quan trọng trong phát triển KT-XH, ổn định chính trị và an ninh quốc phòng. Việc xây dựng NTM cũng góp phần hướng đến mục tiêu đến năm 2015 tỉnh Quảng Ninh cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại”, ông Trương Công Ngàn, Trưởng ban Xây dựng NTM tỉnh Quảng Ninh, cho biết.
“Xây dựng NTM là cuộc vận động toàn diện, đòi hỏi sự vào cuộc của tất cả các nguồn lực. Nhà nước hỗ trợ KH-KT, hỗ trợ lãi suất ngân hàng… nhưng chủ thể chính thực hiện xây dựng NTM vẫn là bà con nông dân. Việc ổn định đời sống, nâng cao thu nhập cho bà con là việc quan trọng. Để đảm bảo sản xuất ổn định, việc xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa, sản xuất mang tính chất tập trung đồng thời vẫn phải đảm bảo tính an toàn trong sản xuất, xây dựng thương hiệu các sản phẩm nông sản là một giải pháp hiệu quả. Tỉnh đề nghị bà con nông dân chuyển đổi mô hình sản xuất nhỏ lẻ, manh mún sang sản xuất tập trung theo hướng hàng hóa, đồng thời hình thành nên các tổ, đội, HTX sản xuất. Đổi lại, tỉnh sẽ giúp bà con quảng bá, tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ xây dựng nhãn mác, thương hiệu sản phẩm”, ông Đặng Huy Hậu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã