Học tập đạo đức HCM

Kỳ Phương chú trọng đào tạo nghề cho người lao động

Thứ năm - 07/08/2014 02:46
Là xã tái định cư, hiện không còn đất sản xuất nông nghiệp nên trong chiến lược phát triển KT-XH, đào tạo nghề cho lao động địa phương đã trở thành mục tiêu và là động lực đối với Kỳ Phương (Kỳ Anh).

 

Dẫn chúng tôi đi tham quan một vòng quanh vùng tái định cư, để “mục sở thị” những công trình trường học, trạm xá khang trang, những ngôi nhà ngói đỏ san sát… ông Lê Văn Chương - Chủ tịch UBND xã Kỳ Phương hồ hởi chia sẻ: “Xã nằm trong vùng dự án nên kết cấu hạ tầng KT-XH nông thôn được đầu tư rất bài bản. Đến tháng 9/2014, xã sẽ hoàn thành 14 tiêu chí NTM, trong đó có những tiêu chí “cứng” như quy hoạch, giao thông, thủy lợi, cơ sở vật chất văn hóa... Thế nhưng, vấn đề mà chúng tôi luôn trăn trở là đào tạo nghề cho lao động, giải quyết việc làm lâu dài cho người dân”.

Kỳ Phương chú trọng đào tạo nghề cho người lao động
Một số cây ăn quả được người dân Kỳ Phương đưa vào trồng thử nghiệm cho thu nhập cao.

Với 1.664 hộ, gần 5.600 nhân khẩu, trước đây, Kỳ Phương có trên 3.000 ha đất sản xuất nông nghiệp và hơn 300 ha đất lâm nghiệp, nhưng từ khi dự án FORMOSA khởi động, 100% diện tích đất nông nghiệp của xã bị thu hồi, đất lâm nghiệp cũng chỉ còn lại 110 ha. Điều này đồng nghĩa với việc giờ đây Kỳ Phương không còn đất sản xuất và chỉ còn một diện tích nhỏ để trồng cây. Do đó, mũi nhọn về chăn nuôi và trồng trọt đối với xã tái định cư không còn tiềm năng phát triển.

Ông Đoàn Văn Tạnh - Chủ nhiệm HTX Chăn nuôi và Kinh doanh dịch vụ tổng hợp Toàn Thắng cho biết: “Vừa qua, lãnh đạo địa phương đã có tờ trình xin 6 ha đất để tạo mặt bằng cho HTX mở rộng diện tích chăn nuôi lợn, trồng rau, làm nấm… nhưng do vướng quy hoạch nên các hoạt động sản xuất tạm thời bị ngưng trệ”. Thiếu đất sản xuất, không chỉ HTX ngừng hoạt động, mà các mô hình trang trại, gia trại… ở Kỳ Phương cũng rất cầm chừng.

Nguồn nhân lực của Kỳ Phương tương đối trẻ, số người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao. Hiện, 90% dân số địa phương có việc làm thường xuyên nhưng không ổn định. Người dân từ già trẻ, gái trai đều tập trung làm tại dự án FORMOSA, với những công việc phổ thông như: buộc sắt thép, trộn hồ, quét dọn; tay nghề cao hơn một chút là hàn, xì, điện, tiện… với mức lương khá ổn định, từ 6-8 triệu đồng/người/tháng. Thậm chí, nhiều người trước đây đi làm ăn xa nay cũng trở về quê làm việc... Khu kinh tế Vũng Áng trước mắt đã đáp ứng nhu cầu cho một số lượng lớn lao động, song về lâu dài lại là một khó khăn lớn không chỉ đối với người dân mà cả chính quyền địa phương. Bởi theo kế hoạch, đến năm 2018, khi các hoạt động xây dựng ở Khu kinh tế Vũng Áng cơ bản hoàn thành thì số lao động phổ thông tại địa phương đứng trước nguy cơ thất nghiệp là điều không tránh khỏi. Đón đầu thực trạng đó, những năm qua, chính quyền xã Kỳ Phương đã xây dựng nhiều giải pháp khá hữu hiệu, góp phần tháo gỡ vướng mắc.

Chất lượng nguồn nhân lực, công tác đào tạo nghề cho người lao động đã trở thành mối quan tâm hàng đầu, là vấn đề then chốt trong chính sách phát triển KT-XH của Kỳ Phương. Điều này đã được đưa vào nghị quyết BCH Đảng bộ và có lộ trình thực hiện cụ thể. Xã đầu tư toàn bộ kinh phí đào tạo, tạo điều kiện cho con em địa phương tham gia học tập, nâng cao tay nghề.

Hai năm qua, qua cầu nối Liên minh HTX Hà Tĩnh, xã Kỳ Phương phối hợp với Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật - mỹ nghệ Việt Nam (Hà Nội) tổ chức 5 lớp học may, trong đó 4 lớp sơ cấp, 1 lớp trung cấp và 2 lớp sơ cấp nấu ăn. Bên cạnh đó, xã còn gửi Trung tâm Dạy nghề huyện Kỳ Anh số lượng lớn học viên để theo học các ngành nghề kỹ thuật như: hàn, xì, điện, tiện… Với những chính sách thông thoáng, đã có hàng trăm học viên tích cực tham gia các khóa học, trang bị kiến thức, kỹ năng lập thân, lập nghiệp.

Chị Lê Thị Chín (SN 1971, thôn Nhân Hòa) - học viên lớp trung cấp may chia sẻ: “Đây là khóa học bổ ích, sau này thành thạo, chúng tôi có thể tự tìm cho mình một nghề làm ăn lâu dài”.

“HTX May công nghiệp và Dịch vụ tổng hợp thành lập tháng 2/2014, đang chờ các học viên tốt nghiệp để đi vào hoạt động. Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục đồng hành, đầu tư cho chính sách đào tạo nguồn nhân lực; tích cực phối hợp với Phòng LĐ-TB&XH huyện đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, trang bị nghề cầm tay cho con em phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống” - Chủ tịch UBND xã cho biết thêm.

Trao đổi với chúng tôi, anh Nguyễn Tiến Quân - cán bộ Văn phòng Điều phối NTM huyện cho biết: “Điều Kỳ Phương đặc biệt quan tâm hiện nay là đào tạo nghề cho lao động nông thôn, từ đó tạo hướng đi bền vững trong phát triển KT-XH, đảm bảo chất lượng cuộc sống cho bà con”.

THU PHƯƠNG
Nguồn baohatinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập302
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm294
  • Hôm nay37,057
  • Tháng hiện tại943,159
  • Tổng lượt truy cập91,006,552
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây