Học tập đạo đức HCM

Nam Định thực hiện "Ba an toàn" trong nông nghiệp, nông dân, nông thôn

Thứ năm - 30/08/2012 20:18
Thực hiện Cuộc vận động "Cả nước xây dựng nông thôn mới", Công an tỉnh Nam Ðịnh đã tham mưu cho các cấp chính quyền xây dựng phong trào "Ba an toàn" trong nông nghiệp, nông dân, nông thôn, nhằm vận động cán bộ, nhân dân tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm và các tệ nạn xã hội, thực hiện tiêu chí thứ 19 xây dựng nông thôn mới.
 

 
Cán bộ công an xã Nghĩa Trung và huyện Nghĩa Hưng trao đổi tình hình an ninh trật tự trong xã.                                
 
Theo Ðại tá Ðặng Văn Sinh, Giám đốc Công an tỉnh Nam Ðịnh: Qua hai năm thực hiện phong trào "Ba an toàn- nông nghiệp, nông dân, nông thôn " ở địa bàn thôn, xóm đã góp phần đẩy mạnh sản xuất, nâng cao đời sống của nông dân và thúc đẩy việc thực hiện các tiêu chí trong Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới trong toàn tỉnh. Ðiều dễ nhận thấy là, phong trào "Ba an toàn" đã góp phần thực hiện tiêu chí số 19 về giữ vững an ninh trật tự (ANTT) xã hội tác động tích cực đến việc vận động nhân dân tham gia hiến đất làm đường, "dồn điền, đổi thửa", giải phóng mặt bằng phát triển cụm, khu công nghiệp, không để xảy ra khiếu kiện. Nhiều con đường giao thông, nhà văn hóa, nhà trẻ và các công trình phúc lợi khác đã được nhân dân đồng tình ủng hộ, tự nguyện tham gia hưởng ứng, đóng góp sức người, sức của.

 Tại xã Nghĩa Trung, huyện Nghĩa  Hưng, trò chuyện với cô sinh viên Ðinh Thị Bích Ngọc, của Trường đại học Tôn Ðức Thắng (TP Hồ Chí Minh) đang về nghỉ hè cùng gia đình mới biết "nơi đây, trước là con đường nhỏ xíu, lầy lội" chính ông Nguyễn Văn Chiến, Chùm chánh giáo họ Liêu Hải, ở thôn Liêu Hải, xã Nghĩa Trung đã vận động gia đình cô và hàng trăm giáo dân đồng thuận hiến 194 m2 đất của nhà thờ và các hộ giáo dân ở mặt đường hiến hàng trăm m2 đất, giải phóng mặt bằng làm đường giao thông 56 (tỉnh lộ 482) rộng rãi đẹp như hôm nay. Thật ra lúc đầu cũng có ý kiến cho rằng: "Nhà nước lấy đất làm đường thì phải đền bù, vì đây là đất của giáo hội". Thế nhưng theo bác Nguyễn Văn Chiến, có con đường đẹp, không  còn lầy lội như trước, sẽ góp phần làm cho Nhà thờ họ Liêu và cảnh quan chung quanh khang trang hơn, phục vụ việc phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn huyện và các xã, góp phần làm cho "đạo và đời" gần nhau hơn. Với suy nghĩ đó, bác Chiến đã giải thích và kêu gọi mọi người đồng thuận hiến đất làm đường.

Tại xã Trực Hùng, huyện Trực Ninh, Trưởng Công an xã Lâm Ngọc Hàn đã tham mưu cho cấp ủy, chính quyền xã tổ chức thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới như vận động bà con "dồn điền đổi thửa" nhanh chóng, kịp thời, tự nguyện hiến đất làm đường xây dựng đường, xây dựng nhà văn hóa... được đông đảo bà con tham gia hưởng ứng. Hai năm qua, tỷ lệ lao động được đào tạo nghề trong tỉnh tăng khá, cơ cấu kinh tế bước đầu có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn, góp phần giải quyết  lao động, việc làm tăng thu nhập cho bà con nông thôn. Ðến nay, 11 xã của tỉnh được chọn xây dựng nông thôn mới đều tăng hai đến tám tiêu chí so với trước khi triển khai đề án. Ba xã tăng tám tiêu chí là: Hải Ðường (Hải Hậu); Giao Hà (Giao Thủy); Trực Nội (Trực Ninh). Các xã còn lại bình quân mỗi xã, thị trấn tăng ba đến bốn tiêu chí. Với 209 xã, thị trấn có sản xuất nông nghiệp, bình quân mỗi thị xã, thị trấn tăng hai đến ba tiêu chí.

Ðiều đáng mừng là phong trào "Ba an toàn" đã góp phần thúc đẩy phong trào thi đua yêu nước. Nhờ vậy, việc thực hiện Cuộc vận động "Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới" đã xuất hiện ngày càng nhiều điển hình tiên tiến. Từ việc thực hiện tiêu chí thứ 19 của xã Hải Ðường và các xã của huyện Hải Hậu xây dựng "Tổ tuần tra nhân dân" ở xã Trực Chính, huyện Trực Ninh; "Bí thư chi bộ, tổ trưởng dân phố, trưởng thôn, xóm làm công tác an ninh trật tự giỏi" ở thành phố Nam Ðịnh; "Giáo xứ, giáo họ không có tội phạm, ma túy và tệ nạn xã hội",  ở huyện Nghĩa Hưng... giúp phong trào lan tỏa tới các địa phương trong tỉnh cùng nghiên cứu, học tập góp phần thực hiện mục tiêu giữ vững ANTT xã hội ở nông thôn. Ðến nay, thông qua việc "dồn điền, đổi thửa" các hộ dân đã tự nguyện góp hơn 705 ha đất làm đường giao thông và thủy lợi nội đồng; đất công  được dồn gọn vùng, gọn thửa, đã tạo ra các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung... trong và sau khi tiến hành việc"dồn điền đổi thửa"đã bảo đảm sự đoàn kết, thống nhất, ANTT nông thôn được giữ vững, không để xảy ra khiếu kiện phức tạp kéo dài, làm lành mạnh môi trường xã hội ở nông thôn, bảo đảm an sinh xã hội phục vụ việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng địa phương và trong toàn tỉnh.

Với cách làm sáng tạo, cụ thể, thiết thực, phong trào "Ba an toàn" đang từng bước phát triển rộng khắp cả về bề rộng , chiều sâu trong toàn tỉnh Nam Ðịnh, thể hiện rõ quan điểm lấy dân làm gốc, hướng về cơ sở, thực hiện chính sách "tam nông" theo đúng tỉnh thần Nghị quyết T.Ư bảy  (khóa X), về nông nghiệp, nông dân, nông thôn góp phần thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị tại địa phương nói chung, mục tiêu của Chương trình quốc gia về xây dựng nông thôn mới nói riêng trên từng địa bàn. Ðồng thời phát huy và khơi dậy  được tính tự giác tham gia các phong trào thi đua yêu nước trong các tầng lớp nhân dân, tạo khí thế thi đua sôi nổi bảo vệ an ninh Tổ quốc của nông dân trong toàn tỉnh Nam Ðịnh.

Nói về những thành công qua hai năm thực hiện  phong trào "Ba an toàn" trong nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở Nam Ðịnh, Ðại tá Trần Quốc Thắng, Trưởng phòng Phong trào Công an tỉnh cho biết: Nguyên nhân chính là toàn tỉnh đã thực hiện tốt công tác tuyên  truyền, sự tham mưu đắc lực của lực lượng Công an và sự vào cuộc quyết liệt của các ngành, đoàn thể. Trong đó, công tác tuyên truyền đóng vai trò quan trọng, giúp cán bộ, đảng viên và bà con nông dân nắm được nội dung, phương pháp, cách làm, cơ chế chính sách của Nhà nước về xây dựng nông thôn mới, nhằm phát triển kinh tế-xã hội tổng thể, toàn diện, lâu dài, vì lợi ích của nông dân và do chính nông dân làm chủ.

Bài và ảnh: NGỌC TUYỀN
Nguồn:nhandan.com.vn
 
 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập130
  • Hôm nay27,197
  • Tháng hiện tại894,708
  • Tổng lượt truy cập90,958,101
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây