Học tập đạo đức HCM

Nối liền huyết mạch giao thông

Thứ năm - 27/03/2014 20:12
Vượt qua những khó khăn của buổi đầu thành lập, đến nay, cuộc sống của người dân ở huyện miền núi Vũ Quang đang dần đổi thịt thay da. Vùng đất khắc nghiệt, heo hút ngày càng trở nên gần gũi hơn trong suy nghĩ của biết bao người bởi những tuyến đường huyết mạch giao thông nối liền các vùng miền. Kết quả đó được tạo nên nhờ những quyết sách hợp lý của chính quyền địa phương và sức mạnh đồng thuận của lòng dân.
Nối liền huyết mạch giao thông
Nhân dân xóm 1, xã Ân Phú làm giao thông nông thôn.

Từ năm 2013 đến nay, huyện Vũ Quang đã làm mới 45 km đường bê tông liên thôn, liên xã và kênh mương nội đồng. Với người dân trên vùng đất khó, đây là nỗ lực vượt bậc trong hành trình xây dựng nông thôn mới. Bởi so với nhiều địa phương trong tỉnh, việc làm đường giao thông ở Vũ Quang gặp nhiều khó khăn do địa hình đồi núi, nhiều sông suối chia cắt lại thường bị ngập lụt do thiên tai nên nhanh xuống cấp. Trong khi cư dân nơi đây sống rải rác nên việc huy động nguồn đóng góp của nhân dân để làm đường là rất khó khăn, mà nguồn hỗ trợ của tỉnh cũng chỉ bằng những địa phương khác.

Khó khăn là vậy, nhưng xác định rõ tầm quan trọng của hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng trong phát triển kinh tế nên thời gian qua, huyện Vũ Quang đã tập trung sức người, sức của để những tuyến đường tiếp tục được nối dài, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại và giao thương. Anh Nguyễn Văn Tiến - Phó trưởng phòng Kinh tế hạ tầng huyện cho biết: “Ngoài chủ trương của tỉnh, huyện còn có quyết định điều chỉnh phân bổ chỉ tiêu kế hoạch xây dựng đường bê tông, xi măng và cơ chế hỗ trợ xi măng làm đường giao thông nông thôn (GTNT). Cụ thể: đối với trục đường thôn xóm, huyện hỗ trợ 35% xi măng; đường ngõ xóm hỗ trợ 45% và đường trục chính nội đồng được hỗ trợ 25% xi măng. Chính sách hợp lý, sự vào cuộc của các cấp chính quyền trong công tác chỉ đạo, sức mạnh đồng thuận của lòng dân đã góp phần làm nên thành quả bước đầu đáng ghi nhận”.

Về Vũ Quang hôm nay mới cảm nhận được không khí ra quân làm GTNT sôi nổi trên khắp các làng quê. Với 128.523 ngày công của nhân dân, toàn huyện đã đào đắp hơn 85.000 m3 đất đá, phát sẻ 161,67 km đường GTNT, mở rộng 107,2 km các tuyến đường, cắm 1.725 mốc lộ giới và chưa kể bà con tình nguyện hiến hàng ngàn m2 đất, cây xanh và tài sản trên đất.

Ông Nguyễn Văn Cầm - một trong những điển hình trong phong trào hiến đất làm GTNT ở xã Đức Lĩnh chia sẻ: “Vẫn biết tấc đất là tấc vàng nhưng để có được tuyến đường bê tông rộng rãi, thuận tiện đi lại, đặc biệt là trong mùa mưa lũ, bà con chúng tôi không tiếc sức người, sức của. Tham gia chiến dịch làm đường lần này, gia đình tôi đã hiến 1.500 m2 đất cùng hàng chục cây lâu năm có giá trị kinh tế. Và việc hiến đất, tài sản trên đất đã trở thành phong trào được hàng trăm gia đình trên địa bàn toàn xã - nơi có những tuyến đường mới mở hưởng ứng tích cực”.

Từ những cá nhân điển hình, từ việc phát huy nội lực của người dân nên trong năm 2013, tổng khối lượng thực hiện đã vượt 102% kế hoạch. Điển hình trong phong trào là các xã Hương Thọ, Đức Lĩnh, Sơn Thọ, Đức Hương… Huyết mạch giao thông được nối liền không chỉ giúp bà con tại các khu dân cư xích lại gần nhau hơn mà còn mở rộng cơ hội giao thương, tạo bước đột phá trong việc phát huy tiềm năng, thế mạnh kinh tế trang trại, vườn đồi.

Anh Nguyễn Văn Xoan - Chủ nhiệm HTX Phú Ân có mô hình trang trại ở xã Ân Phú cho biết: Tuyến giao thông từ trung tâm xã vào trang trại vừa được đầu tư sẽ là điều kiện thuận lợi để HTX “mạnh tay” phát triển tổng đàn, đa dạng các loại cây, con, xứng tầm là một HTX chăn nuôi, dịch vụ tổng hợp. Kinh tế trang trại phát triển cũng là nguồn lực để góp phần cùng địa phương hoàn thiện hạ tầng GTNT.

Vũ Quang hôm nay đang trên đà khởi sắc. Cuộc sống ấm no đã rạng ngời trên từng khuôn mặt, trên cánh đồng xanh mát được tưới tắm bởi dòng nước từ hệ thống kênh mương nội đồng hứa hẹn vụ mùa bội thu và những chuyến xe tấp nập trên những tuyến đường huyết mạch mang theo đặc sản quê hương đến khắp mọi miền.

THĂNG LONG
Nguồn: baohatinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập449
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm446
  • Hôm nay35,016
  • Tháng hiện tại740,129
  • Tổng lượt truy cập90,803,522
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây