Diện tích gieo cấy lúa hàng năm của Hà Tĩnh ổn định khoảng 100.000 ha với năng suất bình quân đạt 43,8 tạ/ha, sản lượng lúa là 48,24 vạn tấn (năm 2011) với 3 vụ lúa chính: Đông xuân, Hè thu và vụ Mùa. Cơ cấu mùa vụ của tỉnh từ 2006- 2011 là: trà xuân sớm (30%- 32%); xuân trung (25%- 30%); xuân muộn; Hè thu và vụ mùa. Tuy nhiên, so với mức bình quân của các tỉnh trong khu vực, năng suất lúa Hà Tĩnh thấp hơn 10%- 15%. Đặc biệt, tình trạng lúa bị chết rét trong vụ đông xuân còn xảy ra trên diện tích lớn, kéo dài trong nhiều năm, làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sản xuất. Nguyên nhân chủ yếu được xác định là do tỉnh chưa xác định được bộ giống chủ lực phù hợp với cơ cấu mùa vụ, thích ứng với sự biến đổi thời tiết; công tác sản xuất, cung ứng giống có năng suất, chất lượng cho sản xuất chưa đáp ứng nhu cầu. Thực tiễn cho thấy, 80% giống trên địa bàn là do người dân tự để giống (còn tại các tỉnh trong khu vực, tỷ lệ này chỉ còn lại từ 10%- 30%). Bên cạnh đó là sự duy trì quá lâu giống xuân sớm dài ngày, chi phí đầu vào cao trong khi chất lượng lại không tương xứng.
PCT UBND tỉnh Lê Đình Sơn: Tái cấu trúc ngành sản xuất giống là một tất yếu khách quan. |
Với quan điểm chỉ đạo, giống làm trung tâm điều hành cơ cấu các trà sản xuất; sản xuất gắn với phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân ở các xã xây dựng nông thôn mới, đề án tái cấu trúc lại ngành sản xuất giống là một việc làm cần thiết, phù hợp với thực tiễn. Mục tiêu chung của đề án hướng tơi tổ chức hệ thống sản xuất, cung ứng giống lúa khép kín theo chuỗi giá trị; xác định bộ giống chủ lực có năng suất, chất lượng cao, thời gian sinh trưởng ngắn, ít sâu bệnh; tái cấu trúc ngành sản xuất lúa theo hướng gia tăng giá trị gia tăng, kết nối với thị trường. Đề án định hướng bỏ hẳn trà xuân sớm trong vụ đông xuân, xuân trung chiếm 35%- 40% và xuân muộn chiếm 60%- 65% tổng diện tích; Hè thu: cơ cấu giống ngắn ngày, đảm bảo thu hoạch trước 15/9 hàng năm.Theo đó, mỗi vụ bố trí không quá 3- 4 giống chủ lực cho mỗi trà cho từng vùng sinh thái; quy hoạch 1000 ha sản xuất giống cả năm. Phấn đấu, đến năm 2015 doanh nghiệp cung ứng đủ 60% nhu cầu giống chất lượng và đạt 90% trong năm 2020. Tại cuộc họp, hội nghị cũng thống nhất cao phương án cổ phần hóa Trung tâm giống cây trồng Hà Tĩnh tạo thành một công ty đủ mạnh để tổ chức sản xuất, cung ứng theo mô hình khép kín.
Kết luận cuộc họp, PCT UBND tỉnh Lê Đình Sơn khẳng định: Tái cấu trúc ngành sản xuất giống là một tất yếu khách quan. Do vậy, ngành chuyên môn và các địa phương cần nghiên cứu, xây dựng lộ trình chuyển đổi cơ cấu chặt chẽ, đồng thời tập trung xác định bộ giống chất lượng, năng suất cao và phù hợp với điều kiện tự nhiên của Hà Tĩnh. Giao sở Kế hoạch& Đầu tư chủ trì phương án cổ phần hóa Trung tâm giống cây trồng Hà Tĩnh; sở NN&PTNT chủ trì hoàn chỉnh đề án, báo cáo về UBND tỉnh sau một tuần. Đồng thời, các địa phương chú trọng tuyên truyền, nhằm nâng cao nhận thức và chuyển đổi dần tư tưởng của nhân dân.
Tuệ Anh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã