Thực hiện các quyết định, kế hoạch của Chính phủ và UBND tỉnh về việc kê khai, xác định thiệt hại do sự cố môi trường biển, huyện Kỳ Anh đã tập trung cả hệ thống chính trị tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc.
Chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh Bùi Quang Hoàn trình bày kết quả cũng như một số vướng mắc, khó khăn đang ảnh hưởng đến tiến độ kê khai, chi trả bồi thường ở Kỳ Anh.
Kỳ Anh cũng thành lập ban tiếp nhận giải quyết các đơn thư, kiến nghị, trả lời những vướng mắc trong quá trình thực hiện. Lãnh đạo huyện đã trực tiếp họp, đối thoại với người dân ở những nơi khó khăn, giải đáp những thắc mắc kiến nghị của người dân.
Phó Chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh Nguyễn Tiến Hùng: Kỳ Anh đang có 275 đối tượng đi XKLĐ ở nước ngoài đã được tỉnh phê duyệt nhưng chưa thể chi trả. Do đó, việc hoàn thiện hồ sơ nhận bồi thường đang gặp vướng mắc.
Ở cấp xã, đã thành lập 35 tổ xác nhận đối tượng, số lượng thiệt hại; triển khai các bước theo đúng quy trình hướng dẫn, đảm bảo quy chế dân chủ, công khai, minh bạch, phát huy tối đa vai trò, trách nhiệm của người dân, công động dân cư.
Kết quả, đến nay, Kỳ Anh đã hỗ trợ 457 tàu, thuyền với kinh phí 2,057 tỉ đồng; cứu trợ đột xuất 785.073 kg gạo cho 7168 hộ dân; cấp 22.064 thẻ BHYT...
Phó Giám đốc Sở TN&MT Hồ Huy Thành: Trong quá trình kê khai, thẩm định, có rất nhiều đối tượng rất khó phân tách, phê duyệt theo quy định. Vì vậy, đề nghị Chính phủ có sự cân đối linh hoạt để chi trả cho các đối tượng mang tính đặc thù của địa phương.
Về kết quả kê khai, chi trả bồi thường thiệt hại, toàn huyện có 3.714 đối tượng thuộc 40 thôn của 7 xã. Đối tượng chủ yếu là chủ thuyền và lao động trên thuyền, cơ sở nuôi trồng , đối tượng khai thác thủy sản giản đơn...
Đến nay, UBND tỉnh đã thẩm định, phê duyệt 3 đợt với 3.364 đối tượng, kinh phí bồi thường thiệt hại là 129,816 tỷ đồng. Kỳ Anh đã tổ chức chi trả bồi thường cho 3.089 đối tượng với kinh phí 122,078 tỉ đồng.
Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước (Bộ Công thương) Hoàng Anh Tuấn : Đề nghị huyện thống kê rõ số lượng tủ đông, cơ sở chế biến sứa, nuôi cá nước lợ theo hình thức quảng canh cải tiến để đoàn có sự đánh giá.
Bên cạnh những thuận lợi và kết quả đạt được, huyện Kỳ Anh và các thành viên trong tổ thẩm định của tỉnh cũng nêu một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện như: việc lúng túng, chưa thẩm định, chi trả được cho các đối tượng đi nước ngoài, vì theo quy định phải kê khai, chi trả trực tiếp; chưa có chính sách, đơn giá cho đối tượng có tủ đông, cơ sở chế biến sứa, nuôi cá nước lợ theo hình thức quảng canh cải tiến; trong thực tế cá biệt có em dưới 15 tuổi vì hoàn cảnh gia đình phải bỏ học, trở thành lao động chính nuôi sống gia đình; việc xác định các hồ nuôi phải thiệt hại từ 70% trở lên gặp rất nhiều khó khăn, thiếu cơ sở thực tế để cân đo, đong đếm...
Đại diện Văn phòng Chính phủ: Các vướng mắc mà địa phương đề cập, đoàn sẽ tiếp thu và các Bộ, ngành sẽ ngồi lại bàn bạc, thống nhất để đưa ra giải pháp.
Nguyên nhân của các vướng mắc trên là do tồn tại khoảng trống giữa các quy định tại các văn bản 6851, 7433, 9723 của Bộ NN&PTNT; các văn bản của tỉnh với tình hình thực tiễn, quá trình thực hiện tại các địa phương.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn: Mong đoàn công tác có sự đánh giá cụ thể, khách quan về kết quả chi trả bồi thường của huyện; tham mưu Chính phủ tìm giải pháp tháo gỡ những vướng mắc từ thực tế để việc thẩm định, chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ được thuận lợi, đảm bảo quy định.
Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Tài chính Huỳnh Quang Hải đánh giá cao công tác lãnh đạo tổ chức thực hiện công tác chi trả bồi thường tại huyện Kỳ Anh. Nhìn chung, công tác lãnh đạo, chỉ đạo từ tỉnh đến huyện hết sức chặt chẽ, việc bà con nhân dân đồng thuận cao - đây là điều hết sức đáng mừng.
Đối với các kiến nghị, đề xuất của huyện, đoàn sẽ tiếp thu, bởi đây là những thông tin quý giá, cụ thể, sát thực để đoàn nghiên cứu, đánh giá và có đề xuất với Chính phủ đề ra giải pháp điều chỉnh, tháo gỡ cho phù hợp.
Về những đối tượng đang còn khó khăn vướng mắc trong chi trả nằm trong thẩm quyền, khả năng xử lý của tỉnh, của huyện thì cần vào cuộc tập trung để xử lý dứt điểm, chi trả sớm tiền bồi thường cho bà con nhân dân ổn định cuộc sống.
Những trường hợp còn vướng mắc về chính sách, tỉnh cần sớm có đề xuất lên các bộ, ngành để có xem xét, tháo gỡ. Mong các thành viên trong đoàn công tác của các bộ, ngành khi các địa phương có kiến nghị, cần có văn bản trả lời kịp thời, rõ ràng để cơ sở có hướng xử lý.
Tác giả bài viết: Phúc Quang - Anh Tấn/Baohatih.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã