Học tập đạo đức HCM

XDNTM tại TP. Hồ Chí Minh: Đi trước, về đúng hẹn

Thứ năm - 30/04/2015 11:42
40 năm sau ngày giải phóng, các huyện ngoại thành của TP.Hồ Chí Minh đã chuyển mình mạnh mẽ với những điểm nhấn về xây dựng nông thôn mới (XDNTM), phát triển nông nghiệp đô thị và cuộc sống của người dân được cải thiện rõ rệt.

Khoác “áo mới” cho vùng ngoại thành

Tính đến cuối tháng 3/2015, TP.Hồ Chí Minh đã đạt và vượt một số chỉ tiêu XDNTM đề ra, có hai huyện đã hoàn thành 19/19 tiêu chí. Diện mạo nông thôn các huyện ngoại thành có bước thay đổi khá rõ trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội… Hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn được tập trung đầu tư xây dựng, đường giao thông thông suốt, đáp ứng tốt hơn nhu cầu sản xuất và dân sinh, góp phần thu hút đầu tư trong cộng đồng; xuất hiện các mô hình sản xuất có hiệu quả theo hướng nông nghiệp đô thị; đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn được nâng lên.

 

Hệ thống đường giao thông ở xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ.

Giới thiệu với chúng tôi các mô hình sản xuất hiệu quả, ông Nguyễn Hữu Hoài Phú, Phó chủ tịch UBND huyện Củ Chi, khẳng định: “Thế mạnh của huyện là phát triển mô hình trồng hoa lan và nuôi bò sữa, những năm qua, Củ Chi đẩy nhanh tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi, dịch vụ, giữ tỷ lệ trồng trọt phù hợp. Trước đây, huyện có tỷ lệ hộ nghèo khá cao, nhưng đến nay, số hộ nghèo theo tiêu chí mới (dưới 16 triệu đồng/người/năm) chỉ còn 4,02%”.

Gia đình ông Trần Văn Lượng (ấp Mỹ Khánh, xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi) cách đây hơn 10 năm từng là hộ nghèo nhất ấp. Thực hiện XDNTM, gia đình ông được địa phương hỗ trợ vay vốn chăn nuôi bò kết hợp trồng rau an toàn và phát huy nghề đan lát truyền thống, thu nhập của gia đình dần cải thiện, thoát nghèo bền vững, nay trở thành hộ khá.

Tại các huyện Nhà Bè, Bình Chánh, Hóc Môn, Cần Giờ, hạ tầng cơ sở được đầu tư đồng bộ, bộ mặt nông thôn thực sự khởi sắc. Các địa phương đã nâng cấp và xây mới hơn 1.100 công trình giao thông nông thôn, 320 công trình thủy lợi; nâng cấp, xây mới 133 công trình trường học đạt chuẩn; xóa gần 2.800 căn nhà tạm, dột nát, thu nhập bình quân ở các xã XDNTM đạt 39,5 triệu đồng/người/năm... Riêng trong năm 2014, hơn 22.000 hộ gia đình đã thoát nghèo.

Ông Nguyễn Phước Trung, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT TP.Hồ Chí Minh, cho biết: Những mô hình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng công nghệ cao đã phát huy hiệu quả rõ rệt. Chính sách an sinh xã hội, hỗ trợ phát triển kinh tế, văn hóa... đã tạo sức bật cho các huyện vươn lên hoàn thành các tiêu chí XDNTM.

Cộng đồng chung sức, lấy dân làm gốc

Ông Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.Hồ Chí Minh, khẳng định: “XDNTM là nhằm không ngừng nâng cao đời sống vật chất, văn hóa cho người dân nông thôn; lấy sự hài lòng của người dân là thước đo cho kết quả... Một trong những bài học XDNTM mà thành phố chỉ ra chính là tạo sự đồng thuận giữa chính quyền và người dân, lấy dân làm gốc”.

Theo đó, các huyện đã phát huy tốt quyền làm chủ của người dân, nhất là vấn đề giám sát thực hiện theo phương châm “dân biết, dân làm, dân giám sát và dân hưởng”. Hiệu quả của việc đồng thuận cao là gần 12.000 hộ dân của thành phố đã hiến đất với diện tích hơn 1,2 triệu mét vuông, trị giá gần 1.000 tỷ đồng để xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.

Ông Trần Minh Đan (thị trấn Củ Chi, huyện Củ Chi) phấn khởi nhận xét: “Thành phố đang XDNTM vì người dân. Chúng tôi được làm chủ, tham gia thực hiện việc làm mới ấp, xã và trực tiếp hưởng thành quả mà mình tạo ra, nên mọi người đã tham gia với tinh thần tự giác cao”.

Hiện, thành phố đang chú trọng xây dựng mô hình “xã 5 có” (có sự đồng thuận, nhà kiên cố, tuyến đường sạch đẹp, an ninh trật tự ổn định, đoàn kết tình làng nghĩa xóm, ý thức chấp hành pháp luật) và “xã 3 không” (không còn hộ nghèo, tội phạm-tệ nạn xã hội, thất nghiệp-thất học).

Một trong những kinh nghiệm của TP.Hồ Chí Minh trong XDNTM là phát huy vai trò của các ngành, các cấp, huy động các nguồn lực tham gia đạt hiệu quả cao. Nhiều chương trình ký kết phối hợp, hỗ trợ, phong trào thi đua, cuộc vận động đã được triển khai thực hiện hiệu quả. Đến nay, nguồn lực cộng đồng đóng góp cho chương trình đạt hơn 15.360 tỷ đồng (chiếm hơn 70%).

Có thể nói, mục tiêu hoàn thành XDNTM tại 56/56 xã ở TP.Hồ Chí Minh trước tháng 5/2015 đang dần trở thành hiện thực.

Lê Hùng Khoa

Theo kinhtenongthon.com.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập378
  • Hôm nay63,483
  • Tháng hiện tại768,596
  • Tổng lượt truy cập90,831,989
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây