Học tập đạo đức HCM

Xây dựng thương hiệu quốc gia cho nấm Việt Nam

Thứ ba - 26/06/2012 04:59
Nấm ăn và nấm dược liệu được liệt vào danh sách sản phẩm quốc gia, xây dựng từ nay tới năm 2020. Nói là sản phẩm quốc gia, cũng nghĩa là thương hiệu quốc gia, sản phẩm sẽ đại diện cho ngành nông nghiệp xâm nhập, cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường thế giới, đương nhiên, mục tiêu cuối cùng là mang về ngoại tệ cho đất nước, đảm bảo lợi nhuận của người nông dân. Tuy nhiên, để đạt được điều đó, ngành nấm phải tháo gỡ rất nhiều khó khăn.
                                      Nấm linh chi

Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển ngành nấm. Tuy nhiên, với những khó khăn như quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún; năng suất thấp do giống cũ; mùa vụ bấp bênh vì dịch bệnh, mất giá…nên sản lượng nấm hàng năm mới chỉ dừng ở con số khiêm tốn là 250.000 tấn, và giá trị xuất khẩu chỉ đạt gần 30 triệu USD.
Khó khăn trong phát triển nấm ăn
Với các hộ sản xuất nấm thương phẩm thì hai cái khó thường trực là dịch bệnh và đầu ra bấp bênhSau gần 2 tháng canh tác, cơ sở trồng nấm của ông Bùi Văn Chuyền, xã Bàu Trâm, thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai sẽ thu hoạch khoảng 30 tấn nấm thương phẩm. Tuy nhiên, nhiều khi sản lượng giảm tới 1/3 do nhiều loại dịch bệnh tấn công.
Bên cạnh đó, nấm thương phẩm như loại nấm sò mà ông Chuyền trồng, vì chưa có công nghệ bảo quản tốt nênsau khi thu hoạch là phải bán ngay. Cũng vì thế mà vào chính vụ, thương lái thường xuyên ép giá người trồng. Như năm ngoái, ông Chuyền đã phải bán nấm thấp hơn 1.000 đồng so với giá thành, dẫn tới thua lỗ hơn 100 triệu đồng.
“Năm vừa rồi bị ép rất là nhiều, căn bản là mình làm do đồng vốn không có mà mình lại phải bán ngay nên bị thương lái  ép.”- Ông Chuyền nói.
Đồng Nai là tỉnh trồng nấm đứng đầu cả nước, với khoảng 1.400 hộ trồng, mỗi năm cung cấp cho thị trường khoảng 30.000 tấn nấm tươi các loại. 5 năm trước, Đồng Nai đặt mục tiêu đưa sản lượng nấm lên 50.000 tấn/ năm, doanh thu khoảng 5.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, mục tiêu này đang gặp nhiều thách thức vì năng suất nấm đã giảm tới 1/3 do giống nấm cũ từ 20 năm trước. Bên cạnh đó, quy mô trại nấm chủ yếu vẫn là nhỏ lẻ.
Ông Cao Hải Sơn, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đồng Nai cho biết :Những hộ sản xuất lớn thì có thể chủ động được đầu ra nhưng còn đối tượng nhỏ thì tôi nghĩ nên phải tổ chức lại sản xuất, ít nhất là liên kết lại với nhau để làm sao nguyên liệu, quy trình sản xuất được đồng nhất, rồi thị trường đỡ khâu trung gian đi.
Việt Nam hiện chiếm khoảng 11% sản lượng nấm mèo toàn thế giới, trong đó đóng góp của Đồng Nai là gần 2/3. Rõ ràng, trong tương lai, tỉnh này có thể trở thành vùng chuyên canh nấm mèo xuất khẩu. Nhưng bài toán cần giải quyết ngay là giống cũng như tổ chức lại sản xuất theo hướng hiện đại hơn.
Nấm dược liệu mới vào vạch xuất phát
Không đa dạng như các sản phẩm nấm ăn, nấm dược liệu sản xuất thương phẩm ở Việt Nam hiện nay mới chỉ có nấm linh chi, với sản lượng khoảng 300 tấn/năm, quá nhỏ so với con số 4.300 tấn của thế giới.
                                 
                               Nấm dược liệu gặp khó khăn trong cạnh tranh thị trường- Ảnh minh họa

TP.HCM là địa phương đầu tiên sản xuất thương phẩm loại sản phẩm này nhưng tới nay cũng chỉ có 29 trại nấm lớn, và thực tế là đã có nhiều mô hình bị phá sản vì thua lỗ. Sức cạnh tranh yếu do không có thương hiệu là khó khăn mà ngành trồng dược liệu đang gặp phải.
Người trồng nấm linh chi đầu tiên ở Việt Nam là Th.S Cổ Đức Trọng. Theo ông, nhu cầu trong nước ngày càng rộng mở, tuy nhiên, do người dân còn “sính ngoại”, thêm việc quản lý thị trường còn “thả cửa”, dẫn tới tình trạng bát nháo “nhãn hiệu” và thua thiệt lại thuộc về linh chi Việt Nam.
“Nấm linh chi Trung Quốc bán lẻ là từ 150 – 200 nghìn/ kí. Nếu mua sỉ hoặc từ bắc đưa vào thì giá sẽ rẻ hơn. Nấm Việt Nam thì rẻ nhất là 300.000. Đối với người bán lẻ mà mua 100 bán 300, 400 thì rõ ràng là người ta không trồng nấm Việt Nam mà trồng nấm Trung Quốc đội lốt nấm Việt Nam.”- Thạc sỹ Cổ Đức Trọng nói.
Mục tiêu cụ thể mà ngành nông nghiệp đưa ra là tới năm 2015, sản lượng nấm các loại sẽ đạt 400.000 tấn, trong đó 25% xuất khẩu. Con số này tới năm 2020 là 1 triệu tấn, với doanh thu xuất khẩu khoảng 1 tỉ USD.
Theo ThS Cổ Đức Trọng, để đạt được những con số đó thì ngay từ lúc này phải tổ chức lại sản xuất theo hướng tập trung vào giống, công nghệ, xây dựng các mô hình tập trung, quy mô lớn chứ không dàn trải.
Theo Quyết định 439 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ thì nấm ăn và nấm dược liệu cùng với cá da trơn là 2 sản phẩm dự bị nằm trong danh mục sản phẩm quốc gia thực hiện từ năm 2012. Điều đó cũng đặt ra vấn đề: phải có chiến lược xây dựng thương hiệu quốc gia và maketting cho sản phẩm này:
Ông Trần Hoàng, Chủ tịch CLB Xây dựng thương hiệu nông – thủy sản Việt Nam cho biết: “Mấu chốt và lâu dài để chúng ta có thể xây dựng thương hiệu cho nấm là chúng ta phải có công nghệ tiếp thị. Ở đây, đó là giải quyết bài toán về sản phẩm, định vị, về giá, về phân phối… Chúng tôi cũng chưa thấy có công trình nghiên cứu nào về cái đó dưới góc độ nghiên cứu xây dựng thương hiệu. Thương hiệu của chúng ta nó được hình thành dần theo thời gian, với một tầm nhìn xa, theo tôi cũng phải 10 – 20 năm.
Những gian nan ở phía trước trong câu chuyện xây dựng thương hiệu quốc gia cho cây nấm có thể nhìn thấy rõ, bởi ngay cả đối với những nông sản chủ lực giúp VN trở thành một trong những quốc gia hàng đầu trong xuất khẩu nông sản như: gạo, cà phê, hồ tiêu, cao su, điều, cá tra, thì cũng chưa sản phẩm nào có thương hiệu quốc gia, dẫn tới những thua thiệt trên thị trường thế giới.
Theo chuyên gia nông, thủy sản Võ Hoàng Nguyên, để xây dựng thương hiệu nấm quốc gia, Nhà nước, doanh nghiệp, nông dân đều cần phải vào cuộc: “Nhà nước thì phải có vai trò hướng dẫn, định hướng, điều tiết, lấy kinh phí từ Nhà nước điều tra thị trường ở các nước xuất khẩu, chia sẻ thông tin đó cho các nhà sản xuất Việt Nam. Doanh nghiệp cũng phải có tầm nhìn vĩ mô, liên kết các thế mạnh mà anh có, không được nghĩ tới chuyện phá giá nhau để bán. Còn về phía người nuôi, các trang trại đơn lẻ thì phải trang bị cho họ những kiến thức về quản lý, tài chính, thậm chí cho họ biết thị trường xuất khẩu bên kia hình ảnh ra sao, thì họ sẽ có điều chỉnh rất tốt.”
Năm 2010, thế giới nhập khẩu khoảng 1,26 triệu tấn nấm, giá trị khoảng 3, 3 tỷ USD, trong khi VN chỉ mới thu về được khoảng trên dưới 30 triệu đô la từ xuất khẩu nấm mỗi năm. Có tiềm năng phát triển ngành nấm, nhưng rõ ràng muốn sản phẩm này trở thành thương hiệu quốc gia, VN cần có lộ trình rõ ràng hơn với những tính toán cụ thể về giống, cách thức tổ chức sản xuất, xây dựng thương hiệu, tiếp thị sản phẩm…
Theo vtc16.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập213
  • Hôm nay47,044
  • Tháng hiện tại708,790
  • Tổng lượt truy cập90,772,183
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây