Với mục tiêu tạo ra sản phẩm bột chè hòa tan từ lá chè tươi có chất lượng cao, đề tài “Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột chè xanh uống liền”, một trong những đề tài tiềm năng được Bộ Khoa học và Công nghệ đầu tư thực hiện do TS. Nguyễn Thanh Hải, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo làm chủ nhiệm, được thực hiên trong năm 2012 với kinh phí khoảng 770 triệu đồng đã đáp ứng được yêu cầu trên.
Giải quyết vấn đề về nguyên liệu
Theo báo cáo của Tổ chức lương thực thế giới (Fao) năm 2011, Việt Nam đứng thứ 4 về diện tích trồng chè với khoảng hơn 6 triệu lao động sống dựa vào ngành công - nông nghiệp chế biến chè. Tuy nhiên, giá trị thành phẩm chè của Việt Nam vẫn thấp, chỉ bằng 70-75% so với sản phẩm cùng loại trên thị trường thế giới.
Với việc thực hiện đề tài: “Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột chè xanh uống liền” TS. Nguyễn Thanh Hải cho biết đề tài sẽ tận thu được lá chè búp kém chất lượng nhằm tạo ra dịch chè hoặc bột chè hòa tan trực tiếp từ lá chè tươi làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến như: phẩm mầu, nước chè đóng chai, chè sữa, cà phê, mỹ phẩm, kem đánh răng. Do việc sản xuất dịch chè tươi không đòi hỏi chè có chất lượng cao nên với công nghệ này sẽ giải quyết được vấn đề nhức nhối của người nông dân không bán được chè do kém chất lượng của nhiều vùng nguyên liệu chè nước ta hiện nay.
Nằm trong Chương trình Nông thôn Miền núi, Chè Ô Long được trồng tại Phú Thọ góp phần tăng thu nhập cho người trồng chè. |
Đặc biệt tại Việt Nam, việc nghiên cứu sản xuất bột chè hòa tan từ lá chè tươi còn rất hạn chế nên công nghệ này sẽ tạo ra một sản phẩm mới mang thương hiệu Việt, góp phần đa dạng hóa sản phẩm chè chế biến trên thị trường, tránh việc phải nhập bột chè gây thất thoát ngoại tệ trong khi chè Việt Nam đang dư thừa, khó tiêu thụ.
TS. Hải cũng chia sẻ thêm, việc nghiên cứu thành công công nghệ chế biến bột chè hòa tan từ lá chè tươi trong phòng thí nghiệm, còn là cơ sở để Việt Nam tiến tới làm chủ công nghệ chế biến chè bột hòa tan quy mô công nghiệp và chuyển giao công nghệ cho các cơ sở chế biến chè trong nước. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng khắc phục được phần nào tình trạng các công ty nước ngoài sử dụng công nghệ của họ để chế biến từ nguyên liệu chè Việt Nam thành các sản phẩm có giá trị, bán lại chính cho người dân Việt Nam và xuất khẩu thu lợi nhuận về họ.
Lợi ích kinh tế lớn
Theo TS Hải, đề tài do anh làm chủ nhiệm được triển khai theo 3 hướng gồm: nghiên cứu phát triển bột chè xanh hòa tan pha với nước sôi làm đồ uống trực tiếp; Làm nguyên liệu phụ gia cho nhiều sản phẩm, mỹ phẩm khác; Nghiên cứu tạo ra sản phẩm giàu polyphenol dùng trong bảo quản nông sản thực phẩm. Ngoài ra, việc tận thu lá chè già hoặc kém chất lượng để sản xuất sản phẩm bột chè hòa tan hoặc dịch chè với giá thành rẻ, phù hợp với nhu cầu nguồn nguyên liệu (bột chè hòa tan, dịch chè) trong nước và xuất khẩu, đồng thời phụ phẩm sau chế biến có thể chế biến thành phân bón cho cây chè, góp phần nâng cao giá trị kinh tế.
Kết quả đề tài đã xây dựng thành công quy trình công nghệ sản xuất bột chè hòa tan từ lá chè già và búp chè non trong phòng thí nghiệm. Bột chè sản xuất ra cao hơn hẳn so với sản phẩm tương đương của một số nước trên thế giới, đảm bảo các chỉ tiêu an toàn vệ sinh thực phẩm. Giá thành cho 1kg bột chè hòa tan sản xuất theo quy trình công nghệ trên chỉ bằng 1/3 giá thành 1kg bột chè hòa tan bán tại thị trường Trung Quôc có cùng chất lượng.
“Đề tài tiềm năng đã tạo điều kiện nghiên cứu cho các nhà khoa học trẻ thực hiện ý tưởng mới. Mặc dù Đề án mới thí điểm lần đầu nhưng đây là ý tưởng mới đầy sáng tạo của Bộ KH&CN. Không những thế từ đề tài tiềm năng, nhiều nghiên cứu mang tính chất khai phá, bước đầu đã được thực hiện, nhiều nghiên cứu thành công đã tạo ra triển vọng lớn.
Tuy nhiên, để tạo động lực cho các nhà khoa học trẻ cần có cơ chế tài chính chính ưu đãi hơn với đề tài tiềm năng vì phần lớn chủ nhiệm đề tài là các nhà khoa học trẻ, có nhiệt huyết nghiên cứu dựa trên những ý tưởng táo bạo, mới mẻ, do vậy không ít các đề tài gặp khó khăn, thậm chí không thành công khi triển khai thực hiện”, TS. Hải bày tỏ.
Bài, ảnh: Mai Hà
Theo baodatviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã