Học tập đạo đức HCM

Phát triển 12 loại trái cây chủ lực

Thứ tư - 24/07/2013 03:21
Bộ NN-PTNT vừa phê duyệt quy hoạch vùng cây ăn quả chủ lực trồng tập trung và định hướng rải vụ một số cây ăn quả ở Nam Bộ đến 2020. Theo đó, Bộ đã chọn 12 loại cây ăn quả chủ lực, trong đó, 5 loại cây được bố trí rải vụ để thu hoạch.

 

Vựa trái lớn

12 cây ăn quả chủ lực gồm thanh long, xoài, chôm chôm, sầu riêng, vú sữa, bưởi, nhãn, chuối, dứa, cam, mãng cầu và quýt. Tổng diện tích cây ăn quả chủ lực trồng tập trung đến năm 2020 là 257.000 ha, chiếm 52% tổng diện tích quy hoạch cây ăn quả ở Nam Bộ.

Trong đó vùng ĐBSCL 185.100 ha, vùng Đông Nam bộ 71.900 ha. Xoài là loại cây có diện tích trồng tập trung lớn nhất với 45.900 ha, tiếp đó là nhãn 29.800 ha, chuối 28.900 ha, bưởi 27.900 ha, cam 26.250 ha, thanh long 24.800 ha, dứa 21.000 ha, chôm chôm 18.300 ha, sầu riêng 15.000 ha, mãng cầu 8.300 ha, quýt 5.850 ha và vú sữa 5.000 ha.

Tiền Giang là tỉnh được quy hoạch diện tích trồng tập trung cây ăn quả lớn nhất, với 51.500 ha. Đây cũng là tỉnh có nhiều loại cây ăn quả chủ lực nhất, khi trong 12 loại cây nói trên, chỉ có mãng cầu là không có diện tích trồng tập trung ở tỉnh này.

Sau Tiền Giang là Đồng Nai 33.000 ha (xoài, bưởi, chôm chôm, sầu riêng, chuối và mãng cầu), Vĩnh Long 30.000 ha (xoài, nhãn, cam, bưởi, chôm chôm và sâu riêng), Sóc Trăng 19.000 ha (xoài, nhãn, cam, bưởi, chuối, quýt và vú sữa), Bến Tre 18.800 ha (nhãn, cam, bưởi, chôm chom và sầu riêng), Bình Thuận 17.500 ha (thanh long),


Thanh long là 1 trong 12 cây ăn quả chủ lực ở Nam Bộ

Đồng Tháp 16.000 ha (xoài, nhãn, cam và quýt), Hậu Giang 14.500 ha (xoài, cam, bưởi, dứa và quýt), Tây Ninh 10.000 ha (xoài, nhãn, chôm chôm, chuối và mãng cầu), Kiên Giang 7.000 ha (dứa và chuối), An Giang 6.000 ha (xoài và chuối), Cần Thơ 6.000 ha (xoài, nhãn, cam, bưởi và chuối), Cà Mau 6.000 ha (chuối),

Bà Rịa - Vũng Tàu 4.500 ha (nhãn, bưởi, chôm chôm, mãng cầu và quýt), Long An 4.300 ha (thanh long và dứa), Trà Vinh 3.500 ha (xoài, cam và chuối), Bình Phước 3.000 ha (xoài, nhãn, sầu riêng và chuối), Bạc Liêu 2.500 ha (xoài và chuối), TP HCM 2.300 ha (xoài và chôm chôm) và Bình Dương 1.000 ha (xoài và bưởi).

Lịch rải vụ

Trong 12 loại cây ăn quả chủ lực nói trên, 5 loại đã được Bộ NN-PTNT phê duyệt trồng tập trung để rải vụ thu hoạch là thanh long, xoài, chôm chôm, sầu riêng và nhãn.

Với cây thanh long, diện tích rải vụ là 14.880 ha, tập trung chủ yếu ở Bình Thuận (10.500 ha), phần còn lại ở Tiền Giang (2.400 ha) và Long An (1.980 ha). Như vậy, diện tích rải vụ thanh long ở các tỉnh này đều chiếm tới 60% diện tích quy hoạch trồng thanh long của mỗi tinh. Thời gian rải vụ đều bắt đầu từ tháng 10 năm trước tới tháng 3 năm sau.

Cây xoài tuy đều là chủ lực ở Đông Nam bộ và ĐBSCL, nhưng bố trí rải vụ chỉ thực hiện ở 6 tỉnh, TP thuộc ĐBSCL, gồm Đồng Tháp (4.500 ha), Tiền Giang (2.500 ha), Vĩnh Long (2.000 ha), Hậu Giang (1.500 ha), Cần Thơ (1.250 ha) và Trà Vinh (750 ha).

Diện tích rải vụ đều chiếm 50% diện tích trồng tập trung của từng tỉnh, TP. Tổng diện tích rải vụ cũng chiếm 50% tổng diện tích trồng xoài tập trung ở ĐBSCL. Thời gian rải vụ từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau.

Cũng như cây xoài, các loại cây chôm chôm, sầu riêng và nhãn tuy đều có diện tích trồng tập trung ở cả Đông Nam bộ và ĐBSCL nhưng chỉ rải vụ ở ĐBSCL. Diện tích rải vụ của từng loại cây đều chiếm 50% diện tích trồng tập trung cây đó ở mỗi tỉnh và bằng 50% diện tích tập trung của cả vùng ĐBSCL.

Với cây chôm chôm, việc rải vụ được thực hiện ở Bến Tre (2.000 ha), Vĩnh Long (500 ha) và Tiền Giang (250 ha). Thời gian rải vụ từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau. Cây sầu riêng được rải vụ ở Tiền Giang (3.250 ha), Vĩnh Long (1.000 ha) và Bến Tre (1.000 ha). Thời gian rải vụ từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau.

Cây nhãn được rải vụ ở nhiều tỉnh nhất, gồm: Vĩnh Long (4.500 ha), Tiền Giang (2.250 ha), Bến Tre (2.400 ha), Đồng Tháp (2.000 ha), Sóc Trăng (1.500 ha) và Cần Thơ (500 ha). Thời gian rải vụ từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau.

Những giải pháp

Với quy hoạch này, Bộ NN-PTNT hướng tới mục tiêu xây dựng ngành hàng trái cây chủ lực trồng tập trung ở Nam Bộ phát triển theo hướng SX hàng hóa lớn.

Việc phát triển bền vững cây ăn quả chủ lực trồng tập trung cũng sẽ góp phần tái cơ cấu ngành trồng trọt, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, nâng cao giá trị tăng thêm trên một đơn vị diện tích đất, tăng thu nhập cho người SX và hiệu quả kinh doanh của các cơ sở thu mua, bảo quản, tiêu thụ trái cây ...

Vì thế, căn cứ định hướng quy hoạch chung, từng tỉnh, TP cần tiến hành lập quy hoạch cây ăn quả chủ lực trồng tập trung trên địa bàn, xác định cụ thể diện tích từng loại cây ăn quả phân bổ đến xã, thị trấn; gắn sản xuất - thu mua - sơ chế, chế biến, bảo quản và tiêu thụ.

Nội dung quy hoạch cây ăn quả chủ lực trồng tập trung phải gắn với các đề án xây dựng NTM của xã có cây ăn quả chủ lực trồng tập trung trên địa bàn. Xây dựng các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất, hệ thống bảo quản chế biến và thị trường tiêu thụ đồng bộ với sản xuất cây ăn quả chủ lực trồng tập trung trong vùng quy hoạch.

Các giải pháp quan trọng khác gồm xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình xúc tiến thương mại đối với XK trái cây; ký kết các hiệp định kiểm dịch thực vật đối với các nước có khả năng NK trái cây Việt Nam, thực hiện các nghĩa vụ của hiệp định về VSATTP và kiểm dịch động thực vật (SPS) của WTO, nhằm giữ vững các thị trường lớn, thị trường truyền thống và mở rộng thêm các thị trường mới;

Phát triển, mở rộng thị trường nội địa; ưu tiên hoạt động nghiên cứu khoa học đối với 12 loại cây nói trên, đồng bộ từ chọn tạo giống đến hoàn thiện, chuyển giao vào SX các quy trình canh tác tiên tiến, quy trình kỹ thuật xử lý ra hoa trái vụ hiệu quả, quy trình quản lý dịch hại, công nghệ xử lý, bảo quản, chế biến sau thu hoạch;

Xây dựng chương trình khuyến nông quốc gia và từng địa phương phục vụ phát triển cây ăn quả chủ lực trồng tập trung theo hướng đồng bộ từ ứng dụng KHCN đến tổ chức SX và tiêu thụ sản phẩm, chứng nhận chất lượng, các mô hình trình diễn, đào tạo, tập huấn cho các đối tượng tham gia SXKD;

 

Một trong những giải pháp quan trọng nhất là vận động nông dân tự nguyện tham gia các hình thức hợp tác liên kết, đa dạng hóa các loại hình hợp tác liên kết SX, khuyến khích các DN liên kết với nông dân theo chuỗi giá trị cây ăn quả chủ lực trồng tập trung, từ SX đến thu mua, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm...

Theo nongnghiep.vn
 Tags: cây ăn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập120
  • Hôm nay36,116
  • Tháng hiện tại115,390
  • Tổng lượt truy cập91,289,119
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây