Học tập đạo đức HCM

Rau, củ, quả phủ xanh vùng cát bạc

Thứ tư - 10/06/2015 06:35
Nhiều người nói: dự án sản xuất rau, củ, quả công nghệ cao trên cát là món quà tri ân của con người Hà Tĩnh đối với miền bạch sa hàng chục năm hoang hóa sau khai thác khoáng sản. Cũng có người cho rằng, đó là minh chứng cho sức mạnh chinh phục thiên nhiên bằng khoa học công nghệ và sự bền bỉ của con người. Miền cát trắng hôm nay không còn là những cồn thoai thoải hình bát úp, lặng lẽ gối đầu lên nhau mà là một vùng xanh - rau, củ, quả đã “bén rễ” nơi nhiều nắng gió…

Bén rễ mầm xanh

Cách đây không lâu, hình ảnh vị giám đốc trẻ của Tổng Công ty KS&TM (Mitraco) Hà Tĩnh “lặn lội” tìm công nghệ sản xuất rau, củ, quả trên cát đã khiến không ít người thán phục. Thán phục bởi suy nghĩ mạnh dạn, dám “xoay vần” cải tạo tạo hóa và cả bởi sự tâm huyết của anh. Tất nhiên, trong chuyến hành trình ấy, doanh nghiệp (DN) không đơn thương độc mã. Chính Bí thư Tỉnh ủy Võ Kim Cự (thời điểm ấy là Chủ tịch UBND tỉnh) dẫn đầu đoàn gồm các ngành chuyên môn và nhà khoa học đến xứ sở của rau, củ, quả an toàn tại tỉnh Đông San (Hồng Kông) để học cách trồng rau trên cát. Từ những nét tương đồng về thổ nhưỡng, điều kiện thời tiết, dự án sản xuất rau, củ, quả an toàn trên cát ven biển đã được triển khai điểm đầu tiên tại Thạch Văn (Thạch Hà).

Rau, củ, quả phủ xanh vùng cát bạc

Đến nay, toàn tỉnh đã phát triển 200 ha sản xuất rau - củ - quả đa dạng sản phẩm, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

Tổng Giám đốc Mitraco Hà Tĩnh - Dương Tất Thắng nhớ lại: “Ứng dụng sản xuất không hề đơn giản là có “brem” quy trình công nghệ của nước bạn, chỉ việc “lắp” vào vùng rau của tỉnh mình là xong. So với Đông San và một số vùng ven biển của nước ta thì điều kiện thời tiết của Hà Tĩnh khắc nghiệt hơn nhiều. Trong quá trình thực hiện, chúng tôi không nhớ đã bao nhiêu lần điều chỉnh quy trình kỹ thuật của một loại giống; cùng với nhà chuyên môn, chuyên gia nghiên cứu từng loại giống để tìm ra giải pháp công nghệ hiệu quả nhất”. Cuộc chiến chế ngự thiên nhiên, làm chủ công nghệ đòi hỏi họ phải thực sự lăn lộn, đánh đổi cả thời gian và sức lực để “làm bạn” với cát, lắng nghe nhịp thở của cát.

Ở Trung tâm Khảo nghiệm của Mitraco hiện có 32 sản phẩm rau, củ, quả, trong đó, mỗi sản phẩm lại có 3-4 loại giống khác nhau. Anh Nguyễn Xuân Toàn, kỹ sư trồng trọt thuộc Trung tâm Khuyến nông tỉnh làm việc tại dự án này ngay từ những ngày đầu. Bởi thế mà anh đọc vanh vách từng tên cây, tên củ; trồng ở đâu; làm như thế nào thì cây sẽ “chịu” mình. Anh biết cả những lúc cát “giận dữ” hay khi “hiền lành”.

“Có lần thử nghiệm củ cải, theo quy trình chuyển giao thì 40 - 45 ngày cho thu hoạch, đâu có ngờ với thời tiết của Hà Tĩnh thì giống cây phải kéo dài thêm thời gian sinh trưởng mới cho năng suất và giá trị kinh tế cao. Hay chuyện lên thời vụ trồng củ cải quanh năm trong khi nhiệt độ vào mùa hè ở đây có khi lên đến 50oC đã khiến củ bị xanh, năng suất kém. Mỗi vụ sản xuất là một bài học kinh nghiệm mà chính đó là trường học tốt nhất cho những kỹ sư chuyên ngành như chúng tôi. Bạn thấy đấy, những nơi nào có màu xanh mọc lên, nơi đó cát “hiền” hơn, nghĩa là tơi xốp, mịn màng chứ không còn trắng xóa, bỏng rát da người như trước”, anh Toàn chia sẻ.

Cuộc chinh phục thiên nhiên khắc nghiệt ở vùng cát hoang hóa, ngay đối với DN hoạt động trên lĩnh vực KHCN là Công ty CP Giống cây trồng tỉnh với đội ngũ kỹ sư dày dặn vẫn thực sự là những bài học đầy thử thách. “Liên kết với Công ty Fineton Hồng Kông, cách làm của chúng tôi là vừa tiếp nhận chuyển giao từ chuyên gia, vừa chia sẻ với họ kinh nghiệm thực tiễn sản xuất ở địa bàn mình, từ đó, từng bước khảo nghiệm và sản xuất các loại giống một cách bài bản, kiên trì để thu được hiệu quả cao nhất” - Giám đốc Công ty Võ Thị Hồng Minh cho hay.

Liên kết sản xuất - thay đổi tư duy nông dân

Ở thời điểm hiện tại, liên kết sản xuất là thuật ngữ quen thuộc với bà con nông dân Hà Tĩnh nhưng cách đây 2 năm, khi dự án sản xuất rau, củ, quả công nghệ cao trên cát ven biển bắt đầu thì khái niệm nông dân là chủ thể sản xuất dường như rất mơ hồ. Từ 12 ha ở mô hình của Mitraco Hà Tĩnh, hiện nay, toàn tỉnh có 200 ha sản xuất với đa dạng sản phẩm, đa dạng vùng miền và thổ nhưỡng.

Sợi dây gắn nối duy nhất là liên kết với nông dân, DN đứng ra thiết kế sản xuất, thị trường, chuyển giao KHKT cho nông nhân; Nhà nước giữ vai trò “bà đỡ” về chính sách và quy trình kỹ thuật, cử cán bộ “cắm” vùng, còn chính quyền địa phương giúp đỡ nông dân hình thành nên tổ chức kinh tế mới HTX và tổ hợp tác.

Niềm vui trên những cánh đồng cằn cỗi

Ứng dụng công nghệ mới trong trồng rau, củ, quả trên đất cát bạc màu

Chị Nguyễn Thị Bảy ­ Giám đốc HTX Hằng Bảy (Thạch Văn) cho biết: “Hồi đầu tiếp nhận, chúng tôi cũng lo lắng lắm. Hơn ai hết, chúng tôi biết rõ về vùng đất “chết” chỉ có cát và cỏ dại, làm sao có thể trồng rau, củ, quả quy mô lớn; thứ nữa, chưa bao giờ người nông dân làm nông nghiệp theo hợp đồng cả. Cũng có những lúng túng khi tiếp cận kỹ thuật mới trên những loại cây quen thuộc; có cả những lúc muốn bỏ cuộc khi nhiều trà giống không nảy mầm. Nhưng đến bây giờ, chúng tôi đang được sản xuất với công nghệ mới nhất, trên dây chuyền hiện đại nhất mà nông dân là một khâu quan trọng trong chuỗi giá trị. Hiện nay, chúng tôi sản xuất theo loại, quy trình mà DN yêu cầu trên cơ sở hợp đồng tiêu thụ”.

Kể cả như HTX Thương mại, dịch vụ tổng hợp Hà Trung (Cẩm Hòa, Cẩm Xuyên), dù triển khai muộn hơn vẫn không hề băn khoăn trước quyết định đầu tư sản xuất rau, củ, quả trên cát đến 10 ha. Sự bạo gan của người chủ này là sự chuyển biến tích cực của mô hình liên kết đem lại. Chị Trần Thị Việt Hà - Giám đốc HTX cho biết: “Vụ củ cải vừa qua, chúng tôi thu bình quân 25-30 tấn/ha, tất cả đều qua hợp đồng tiêu thụ với Mitraco Hà Tĩnh. Hiện nay, HTX đang thu hoạch dưa hấu, năng suất khá cao, lại được giá. Đã vào vụ thứ 3, sản xuất đã gần như ổn định, người nông dân cũng dần chuyên nghiệp hơn”.

Mai Thuỷ - Nguyễn Oanh
Theo baohatinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 2 đánh giá

1 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập387
  • Hôm nay51,211
  • Tháng hiện tại847,909
  • Tổng lượt truy cập90,911,302
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây