Học tập đạo đức HCM

Vòng luẩn quẩn cho thương hiệu chè Việt Nam

Thứ tư - 22/08/2012 20:12
Đi tìm thương hiệu cho cây chè Việt Nam đang là bài toán hóc búa cho các doanh nghiệp trồng và sản xuất chè trong nước. Áp dụng tiêu chuẩn quốc tế, vướng mắc ở đầu vào. Sản xuất chè đại trà, vướng mắc ở đầu ra. Vòng luẩn quẩn ấy nhiều năm nay đã khiến cho thị trường chè xuất khẩu ngày một hạn hẹp, trong khi doanh nghiệp cứ loay hoay tìm hướng đi.
 
 
Muốn lấy lại thị trường thế giới phải bắt đầu
từ những đơn hàng chè thật chất lượng
Ảnh : Hoàng Long
Lép vế thị trường xuất khẩu
 
Theo báo cáo của Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), năm 2011, diện tích trồng chè tại Việt Nam còn khoảng 133.000 ha, với hơn 2 triệu lao động tham gia trồng và sản xuất chè. Cũng trong năm này, giá chè Việt Nam xuất khẩu chạm ngưỡng 1.214 USD/tấn. Tuy nhiên, giá xuất khẩu chỉ bằng 1/9 giá chè được nhập vào châu Âu từ các quốc gia khác, khoảng 10.218 USD/tấn. Ngay cả thị trường Nga, một trong những thị trường truyền thống và tiềm năng nhất của Việt Nam, giá chè cũng không được cải thiện, thậm chí 6 tháng đầu năm 2012, lượng chè xuất khẩu sang Nga còn giảm 13,91% về lượng, 16,16% về giá trị, xuống còn 4.505 tấn, so với gần 5.210 tấn năm 2011.
 
Thị trường Việt Nam rõ ràng đang bị lép vế trước các quốc gia mới nổi như Srilanka, Ấn Độ, mặc dù giá chè luôn ở mức thấp nhất. Tại Hội thảo "Đánh giá thực trạng sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè” tổ chức mới đây, Hiệp hội Chè Việt Nam đã chỉ ra nguyên nhân chính khiến chè Việt thất thế, đó là chất lượng chè xuất khẩu hiện nay chỉ ở mức trung bình, trong khi thị trường tiêu dùng chè thế giới đặc biệt khó tính. Trong hầu hết các đơn đặt hàng năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2012, sự chọn lựa đối với chè Việt Nam thường được xếp sau cùng, thị phần chè vì thế từng bước bị thu hẹp. "Số đông khách hàng thế giới chấp nhận mua chè ngon với giá cao, trong khi đa số chè Việt Nam không đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó, thương mại chè bị phụ thuộc và lũng đoạn bởi khách hàng trung gian nước ngoài. Mặc dù Việt Nam đã mở rộng được thị trường xuất khẩu chè tới 70 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, nhưng sản phẩm luôn bị ép giá do không có thương hiệu”, ông Đoàn Anh Tuân, Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam nhấn mạnh.
 
Hiện nay, toàn quốc ước tính có khoảng gần 700 nhà máy chế biến chè, ngoài ra là hàng nghìn cơ sở chế biến chè thủ công của hộ gia đình. Tuy nhiên, số lượng "mọc” tràn lan không đem lại nhiều những sản phẩm chè chất lượng. Chủ yếu hiện nay là chè đại trà, có chất lượng thấp, nguyên do bởi công suất thấp, thiết bị sản xuất còn rất hạn chế. Ông Đoàn Anh Tuân tiếp: Có quá nhiều công ty tham gia xuất khẩu chè. Song điều nguy hại là nhiều công ty xuất khẩu ấy lại không chuyên về chè, họ chỉ kinh doanh thuần túy, sẵn sàng chào bán các loại chè chất lượng thấp. Năm 2012, Việt nam đang đứng đầu về các sản phẩm chè bị Mỹ trả lại vì chất lượng kém.
 
Xây dựng thương hiệu – lực bất tòng tâm
 
Yên Bái, nổi tiếng với vùng chè Suối Giàng. Nhiều doanh nghiệp sản xuất chè tại đây đang cố gắng thay đổi công nghệ sản xuất, nhà xưởng, thiết bị, để tạo ra những sản phẩm chè có chất lượng. Tuy nhiên, vướng mắc lớn nhất lại chính ở đầu ra sản phẩm, hay nói cách khác thương hiệu sản phẩm đang bị thương lái lợi dụng. Cụ thể, trên thị trường, nhiều sản phẩm chè "nhái” Suối Giàng đang được chào bán, trong khi chính sản phẩm Suối Giàng "xịn” lại thiếu đơn đặt hàng, hoặc bị đánh đồng với những sản phẩm thứ cấp. Bà Lâm Thị Thoa, Chủ nhiệm hợp tác xã Suối Giàng cho biết, thương hiệu chè Suối Giàng đã được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp cho một đơn vị tư nhân sản xuất chè ở Hà Nội. Nhiều doanh nghiệp chè tại Suối Giàng đã bị "vạ lây” khi chè sản xuất (giá cao) bị "ngợp” chìm trong hàng trăm chủng loại chè cùng loại (giá rẻ, chất lượng kém). Doanh nghiệp không tiêu thụ được hàng, đồng nghĩa muốn tồn tại phải quay về sản xuất chè có giá thành vừa phải. Như vậy, chắc chắn sẽ mất uy tín cũng như chấp nhận mất thị phần ngay tại thị trường trong nước, chưa nói tới xuất khẩu.
 
Tương tự như vậy, trong nỗ lực cải tạo chất lượng chè, Hợp tác xã chè Tân Hương (Thái Nguyên) đã áp dụng tiêu chuẩn UZT cho cây chè để đem lại những sản phẩm đạt tiêu chuẩn hơn. Song, việc bỏ công, bỏ sức, tiêu tốn nhiều khoản kinh phí lớn không giúp cho cây chè "sạch” sống ngay chính tại địa phương. Bà Đỗ Thị Hiệp, Chủ nhiệm HTX Tân Hương cho biết, giá sản phẩm được tư thương thu mua chỉ ngang bằng những sản phẩm chè không đạt tiêu chuẩn khác trong vùng. Tâm lý người tiêu dùng hiện nay chỉ chọn tiêu chí về giá. Doanh nghiệp vì thế không cân đối được thu chi. Doanh nghiệp thực sự khó khăn khi xây dựng thương hiệu, thậm chí dẫn tới phá sản.
 
Loay hoay xây dựng thương hiệu cây chè, bài toán khó không chỉ với cây chè Suối Giàng (Yên Bái) hay cây chè Tân Hương (Thái Nguyên). Riêng đối với các nhà quản lý trong nước, xây dựng hệ thống quản lý và phát triển thương hiệu chè, phải có xuất phát điểm từ chính những cơ sở trồng chè theo tiêu chuẩn trong nước. Việc "bỏ rơi” phần gốc, trong tương lai, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới phần ngọn – lĩnh vực xuất khẩu. Nói như chuyên gia nông nghiệp Nguyễn Quốc Vọng, việc làm cấp bách của ngành chè là phải thay đổi nhận thức và trách nhiệm của người nông dân với người sản xuất, gắn kết trách nhiệm giữa nhà máy với nguồn nguyên liệu để nâng cao chất lượng chè. Bên cạnh đó, việc bảo hộ thương hiệu phải được ràng buộc về mặt pháp luật. Nếu không sẽ luôn dẫn tới tình trạng doanh nghiệp chân chính luôn chịu chi phối bởi tư thương, chất lượng chè bị lạm dụng, thị trường chè bị bóp méo. Muốn lấy lại thị trường thế giới phải bắt đầu từ những đơn hàng chè thật chất lượng.
 
Tuấn Việt

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập243
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm240
  • Hôm nay36,595
  • Tháng hiện tại694,664
  • Tổng lượt truy cập90,758,057
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây